Không phổ biến như các loại bánh truyền thống khác như: bánh trưng, bánh lá…, bánh mật được người Vĩnh Lộc - Thanh hóa làm trong những ngày lễ, tết lớn
Vị quê trong bánh mật xứ Thanh



Không phổ biến như các loại bánh truyền thống khác như: bánh trưng, bánh lá…, bánh mật được người Vĩnh Lộc - Thanh hóa làm trong những ngày lễ, tết lớn hoặc làm quà cho người ở xa về. Bánh có vị ngọt mát của mật, dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà tình quê.

Muốn làm bánh mật ngon trước tiên phải chọn được loại gạo nếp thơm, (bột gạo quyết định đến 50% hương vị của bánh). Gạo nếp được xay khô cho thật mịn (bột càng mịn thì bánh càng dẻo), sau đó đổ mật vào trộn thật đều với bột, phải Lưu ý bàn tay nhào bột thật khéo, để bột không quá loãng hoặc quá khô, bánh cũng sẽ ngọt, nhạt không đều.



Tiếp đó là chuẩn bị sẵn nhân bánh, đỗ xanh (còn nguyên hạt hay đã tách đôi đều được) ngâm nước đến khí tróc vỏ, rồi mang ra đãi sạch, sau đó cho vào nồi nấu như nấu cơm, thêm ít muối để nhân đậm đà. Nhân chín, đem ra cối tay giã thật nát, cho mật trộn thật đều, để màu nhân cùng giống với màu bánh.

Lá gói bánh thường phải là lá chuối khô, được xé đều, lau chùi sạch sẽ, và xếp lại thành cặp, để khi gói không mất thời gian xắp lá. Để chiếc bánh giữ được thời gian lâu và có mùi thơm đặc trưng thì lá chuối phải để khô tự nhiên, hạn chế dùng lá chuối hơ lửa, vì sẽ làm bánh dễ hỏng, có mùi khói, mất đi hương vị tự nhiên.

Xong phần nguyên liệu, là đến công đoạn gói bánh, nặn bột thành hình tròn (to nhỏ tùy theo chủ ý người làm), sau đó miết lại để có độ lõm ở phần giữa, dùng thìa cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp lại nhẹ nhàng, sao cho vỏ bánh được hàn kín, hạn chế để hở nhân, nếu không bánh dễ bị thiu. Tiếp đó, đặt bánh vào lá chuối, cuộn tròn và lăn lại để bánh có hình dài như quả chuối ngự, dùng dây buộc hai đầu cho kín, để nước không vào được trong bánh.

Bánh gói xong bắc lên bếp, đồ cách thủy, Lưu ý giữ lửa đều hai bên để không bị sống góc.Theo kinh nghiệm đồ bánh dân gian thì, trước khi luộc bánh thắp một nén hương, khi hương cháy hết thì bánh chín.

Bánh mật thường để nguội mới ăn, người ta buộc bánh mật treo lên dây cho ráo nước, đợi bánh nguội hẳn thì bóc ra, cắt từng khoanh như giò. Khi ăn có vị ngọt mát của mật, vị dẻo của gạo nếp, vị thơm của đỗ và đậm đà của hương vị quê hương.

Bài và ảnh Trọng Nguyễn



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Vị quê trong bánh mật xứ Thanh

cách làm chè Hong những món sốt cà ngon Chả cá sốt cà trụng Muối thể 峄恈 cach ngam chanh dao ngon sườn chiên bù ca lăng kho tô thạch dưa hấu Làm Bánh mỳ goi mang ngon Ngộ tiệc rồng Món ngon ngày tết Thiên Mắt Hau thit ga nau canh chua Thịt bò khô kèo bún ngon banh tra xanh cach nuong cookies xèo cà thu bò bê bê thui bóp thấu gỏi hàng Mẹo hay nhận biết thực phẩm nhuộm màu cá cơm chiên cung BĂP cách làm món sườn oscar goi buoi thom ngon lang co cach nau che cu sen day nâu ăn ngon bảo vệ sức khỏe mùa hè men sống rế nui xao rau cu kimchi Bun bo Huế cháo tôm chất phụ gia Nội ca ba sa la cam sinh tố trái cây hạnh nhân cach lam luoi heo sot phong lai rai cÃƒÆ nuc sùp mẠNhận diện thịt lợn mây giam beo Ngõ cÃƒÆ gỗ mon ran Bà case Trụng nồi mi chien trung mo mỹ Cá hồi chiên súp lơ thịt Bạch đuông hÃu cach nấu bun rieu bánh crepe nhân dâu đơn giản đẹp mắt TrẠbánh bột mì thịt gà xào tết phẠbánh cuộn khoai môn Thịt kho trứng bi gỏi lưỡi heo ngó sen trò bữa cơm gia đình đặc nam viet nam độc cach lam canh ga tỉa đu đủ thành hoa cúc cuon cha gio tinh tế xoà món hến chế biến lươn Nếm canh rau củ nấu thịt hao luoi sữa gạo thì cha gio viet nam Đoàn nau vit Mẹo chọn kiwi thế nào mới chuẩn hải sản xào rau củ F5 thiều Luon