Một chế độ ăn hợp lý chẳng những có tác động trực tiếp làm giảm thói quen ăn uống phản khoa học mà còn gián tiếp giúp kiểm soát cân nặng, tránh rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Diệt mầm bệnh ở tim bằng ăn uống
Diệt mầm bệnh ở tim bằng ăn uống

Từ đó làm giảm các yếu tố bất lợi cho trái tim.    Bệnh tim mạch là một nhóm bệnh lý liên quan đến tim và hệ thống mạch máu trong cơ thể. Thường gặp ở nước ta là các bệnh lý như van tim, mạch vành, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não…   Có nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định, đa phần liên quan đến lối sống (hút thuốc lá, ít vận động), chế độ ăn (ăn nhiều chất béo có nguồn gốc động vật, uống rượu bia…) cũng như một số bệnh lý (thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường…). Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay đổi số lượng cũng như thành phần chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đều có ảnh hưởng đến tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo khuyến cáo của FDA (Mỹ), nên ăn 25 gram chất đạm đậu nành/ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ảnh: Kan D

Tổng năng lượng: mức năng lượng trung bình cần ăn vào của một người bình thường khoảng 25 – 35kCal/kg/ngày, tuỳ mức độ vận động. Đối với người bị béo phì hoặc có các bệnh lý mạn tính khác thì nhu cầu năng lượng thay đổi tuỳ trường hợp.

Chất béo: theo khuyến nghị cho người Việt Nam của bộ Y tế, chất béo trong khẩu phần nên từ 15 – 20%. Chế độ ăn nhiều axit béo no (có nhiều trong thịt mỡ, bơ động vật, nước luộc thịt) hay axit béo thể trans (có nhiều trong thịt mỡ, thức ăn nhanh) gây tăng lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL-cholesterol) và giảm cholesterol có lợi (HDL-cholesterol) dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo một khuyến cáo dinh dưỡng gần đây, lượng axit béo no trong khẩu phần nên giảm còn dưới 10% tổng năng lượng; đối với người có nguy cơ bệnh tim mạch thì nên giảm còn dưới 7% và axit béo trans còn dưới 1%. Trong khi đó, axit béo không no (một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như omega-3 hay omega-6) lại giúp bảo vệ trái tim.   Chế độ ăn nhiều acid béo không no (thay thế các acid béo no) sẽ làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Omega-3 có nhiều trong cá và hải sản. Mỗi tuần nên có từ 3 – 5 lần ăn cá, hải sản thay cho thịt. Ngoài ra, các sản phẩm chất béo có nguồn gốc thực vật (như dầu chiên) chứa nhiều axit béo không no nên cần sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.   Một thành phần chất béo trong thực phẩm cũng cần quan tâm đó là cholesterol. Lượng cholesterol có trong khẩu phần có ảnh hưởng nhiều đến lượng cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong máu. Cholesterol có nhiều trong trứng, sữa động vật, thịt gia cầm (đặc biệt có màu đỏ) và nội tạng động vật (não, gan, tim…). Lượng cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày nên dưới 300mg ở người bình thường và dưới 200mg ở người bị rối loạn mỡ máu, có nguy cơ bệnh tim mạch.

 

Điều chỉnh thói quen xấu

Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối, việc chủ động thay đổi một số thói quen không tốt như giảm uống rượu bia, giảm hoặc bỏ hút thuốc lá, tăng cường vận động hàng ngày… cũng góp phần làm giảm đáng kể các nguy cơ của bệnh tim mạch.

Chất xơ, tinh bột: tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính nhưng ăn quá nhiều tinh bột có thể gây nên rối loạn mỡ trong máu (tăng triglyceride). Trong cơ cấu khẩu phần nên có khoảng 55 – 65% năng lượng từ tinh bột.   Các loại tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lức, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, sữa tách béo… giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol ở những bệnh nhân bị đái tháo đường. Thực phẩm có nhiều chất xơ, đặc biệt chất xơ hoà tan, cũng thường có chỉ số đường huyết thấp (đậu nành, bông cải, càrốt, khoai lang, khoai tây…).   Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh vai trò của chất xơ trong phòng ngừa bệnh tim mạch. Nhu cầu khuyến nghị về chất xơ cho mọi người trong khẩu phần ăn hàng ngày là 20 – 25g. Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng, lượng chất xơ trong rau chiếm khoảng 0,3 – 3,5%, tuỳ loại.

Chất đạm: ngoài cung cấp năng lượng, đây còn là chất nền trong tái tạo các mô, tế bào, kích thích tố cho cơ thể. Lượng đạm trong khẩu phần ăn nên chiếm 12 – 18% tổng năng lượng và bao gồm cả đạm động vật (thịt, cá, trứng…), đạm thực vật (họ đậu, gạo, khoai…). Đạm thực vật, đặc biệt từ nguồn họ đậu (đậu nành) có hiệu quả làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo của cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), nên ăn 25 gram chất đạm đậu nành/ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Muối khoáng: giảm lượng muối ăn vào sẽ giúp giảm huyết áp cũng như giảm tử vong do đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Lượng muối ăn trung bình hàng ngày nên dưới 5 gram (khoảng một muỗng càphê). Nên tập thói quen không thêm muối hay dùng các loại nước chấm thêm khi ăn.

  Theo TS.BS Lê Nguyễn Trung Đức Sơn
trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM
SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cua hấp trứng hủ tiếu xào vịt nấu cháo mon an vat Bánh mochi vit tiem lạ miệng ốc khế nấu cà ri goi mit dac biet cá chép kho dưa canh ca ngai cuu bánh gạo nậm Lưu bun mang chay cửa hàng kem công thức bánh dừa nạo chó súp lơ banh ngot bánh cookies chocolate thịt xào cải bí kíp salad tôm tươi chôm chôm xoi bơ cơm chiên thập cẩm cách nấu chè hạt sen cach lam com chien xuc xich cach lam dau phung ao dương canh moc nau mang bánh mì rán trứng cách làm bánh giầy tôm nướng bánh pía chả lụa kho Kinh nghiệm nấu ăn từ đầu bếp chuyên m o xoài dầm com rang thap cam bún tom yum thit vien nuong mứt tép bưởi thịt xá xíu Mỳ hoành thánh khô mà ngon thịt gà rán dừa 1001 kiểu trang trí thức ăn siêu hấp BAnh trung thu thit ga chien trứng muối hấp nấm mẹo luộc rau cao lau mon dim sum ngon Đừng quên bụi gừng quán bánh mì bún thịt bò công dụng bất ngờ từ giấm ga quay xoi chien phong xa lach trung dau tay canh ga la giang ngon mực Mực xào cà ri cách làm kem dừa mứt mật ong dâu tây thuc don đào ngâm tự làm muối tiêu chanh tom rim nuoc mam lam rau cau mi pasta bo giải độc cơ thể rong biển quế món đậu rồng cach nau sua gao han quoc miến banh khoai tay xôn xao giới trẻ đùi gà rim cách nấu bún chả cá cach lam chocolate chuoi mứt bưởi spaghetti carbonara miến nấu lòng gà cách làm sườn tẩm sa tế xóc tỏi lam muc ne ngon nấu lẩu mắm tại nhà xôi cốm dừa nạo canh ca qua nấm xào sả Ä á Thức uống bí đao xào thịt my y ca hoi thom Thịt vịt kho bánh cay món ăn chơi sắn bột gạo mì sốt cay bánh mì rán salad phomat de ngon công thức thịt ba chỉ nướng Cháo ngon chè bí nấu đậu bun mang vit ngon mon ăn lạ cupcake nhân đỏ cho bà mì xào ớt chuông Thit ga ram mon nhậu Dạy nâu ăn ngon dau phu chấy bổ máu thịt bò hấp nà bánh cổ truyền miền bắc chẠsen Bo bóp thau dum lam cÃƒÆ day cach nau che mon an viet nam thịt gà goi muc các món ăn mango Bánh cuốn