Dân gian gọi tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn" hoặc "mở cửa mả" và nhiều người thường kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn này.,Vì sao phải kiêng nhặt...
Vì sao phải kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn?

"Tháng cô hồn" theo quan niệm của dân gian

Dân gian coi tháng 7 âm lịch cũng là tháng của ma quỷ. Quan niệm "không nhặt tiền rơi" vào tháng cô hồn xuất phát từ quan niệm dân gian cúng tế cầu phúc cho vong linh (cô hồn).

Do vậy, những thứ đã cúng (tiền âm phủ, tiền thật, bánh trái…) đều thuộc về thế giới bên kia, người ta sợ khi nhặt những thứ ấy sẽ biến mình thành “đối thủ” của họ.

me
Quan niệm "không nhặt tiền rơi" vào tháng cô hồn xuất phát từ quan niệm dân gian cúng tế cầu phúc cho vong linh (cô hồn).

Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở Quỷ môn quan vào ngày 2.7 hằng năm để quỷ đói được trở lại trần gian và đến ngày rằm sẽ quay về. Người dân quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn. Do đó, trong tháng cô hồn, người dân sẽ tránh 13 điều. Đặc biệt, không nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường.

Theo quan niệm dân gian, tiền lẻ rơi trên đường là tiền người cúng mua chuộc quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họa không chừng.

Kiêng chỉ giải quyết vấn đề tâm linh

Trao đổi với phóng viên, GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, kiêng kỵ chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh. Nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ hơn theo đúng quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

“Dân gian đã kiêng rồi thì mình nên tránh. Cố tình làm những điều kiêng kỵ chỉ thêm lo lắng. 13 việc kiêng kỵ, nếu không cần thiết thì không nên thực hiện trong tháng cô hồn.”, ông Thịnh nói.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam lý giải, trong khoa học, chưa ai chứng minh nếu không kiêng được những điều cấm kỵ trong tháng 7 sẽ gặp họa. Ngược lại, chưa ai chứng minh nếu kiêng được những điều cấm kỵ sẽ gặp an lành.

Theo ông Thịnh, trường hợp thấy tiền lẻ rơi trên đường không dám nhặt trong tháng cô hồn vì đó là tiền của ma quỷ cũng chưa ai chứng minh được. Tuy vậy, thấy tiền rơi trên đường, chẳng ai dại gì mà không nhặt.

Ông Ngô Đức Thịnh khuyến cáo: “Tháng cô hồn, nếu ai kiêng được thì cứ kiêng, nhưng đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình. Điều này là không nên bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng”.

Trong khi đó, nhà văn hóa Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cũng khẳng định, ở góc độ văn hóa, không nên kiêng nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường. Bởi điều đó là cực đoan, phi lý.

Do đó, thay vì ứng xử với người âm, kiêng kỵ trong tháng cô hồn, người dân nên làm việc thiện với người sống. Chẳng hạn: cứu giúp người vô gia cư, báo hiếu cha mẹ,…

me
Thay vì ứng xử với người âm, kiêng kỵ trong tháng cô hồn, người dân nên làm việc thiện với người sống. Chẳng hạn: cứu giúp người vô gia cư, báo hiếu cha mẹ,…

Đạo Phật không kiêng nhặt tiền rơi vãi

Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc cho rằng, theo quan niệm của đạo Phật, trong tháng 7, người dân không phải kiêng 13 điều như quan niệm dân gian vẫn đồn đoán.

Theo đạo trụ trì chùa Trấn Quốc, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Nhà Phật chỉ dạy, con người không sát sinh vào ngày rằm, mồng 1, không làm điều trái, sống có phúc đức.

“Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an”, Hòa thượng Thích Thanh Nhã nói.

Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng bày tỏ:  “Quan niệm không nhặt tiền lẻ rơi vãi trên đường vì đó là tiền người cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai họạ không chừng là thiếu cơ sở”.

Hòa thượng Thích Thanh Nhã lý giải, tiền thật rơi trên đường nếu nhặt được vẫn không sao cả, thậm chí đây là lộc. Do đó, người nhặt được tiền rơi vãi trên đường là được lộc, được phúc.

Do đó, Hòa thượng Thích Thanh Nhã khuyên người dân không phải kiêng kỵ bất cứ điều gì trong tháng 7.

“Những điều kiêng đều do dân gian tự đặt ra chứ không có thuyết nào dạy như thế. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kỵ trong tháng 7. Đạo Phật khuyên rằng ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu”, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ.

Hòa thượng Thích Thanh Nhã khuyên: “Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước, thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì làm những điều kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức, báo hiếu cha mẹ”.

Tháng cô hồn có thật sự đáng sợ?

Vì được coi là tháng của ma quỷ nên trong tháng 7, người dân thi nhau cúng bái, đốt vàng mã, kiêng kỵ đủ thứ, không làm bất cứ việc gì. Nhưng thực tế, tháng cô hồn có đáng sợ đến vậy?

Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Văn Thành cho biết trên báo người đưa tin: “Theo quan niệm dân gian của người Việt, tháng Bảy là tháng của ma quỷ. Điều này xuất phát từ quan niệm cho rằng con người bao gồm hai phần linh hồn và thể xác. Khi con người chết đi, linh hồn vẫn tồn tại và được đầu thai sang khiếp khác. Tuy nhiên, có nhiều người chết đi nhưng linh hồn không được siêu thoát, bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian”.

Theo đó, người Việt quan niệm rằng, trong tháng Bảy, Diêm Vương sẽ cho mở cổng địa ngục để ma quỷ được trở về dương gian. Đặc biệt, cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở hoàn toàn trong ngày rằm tháng Bảy để tất cả ma quỷ đều được tự do đi lại. Đây chính là ngày “âm khí xung thiên” hay còn gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Tuy nhiên, những tù nhân trong Quỷ Môn Quan sẽ chỉ được cấp “giấy thông hành” tự do đi lại chốn dương gian đến 12 giờ đêm ngày 14/7. Sau thời điểm này, tất cả sẽ phải trở lại địa ngục và cửa Quỷ Môn Quan sẽ được đóng lại.

Đó là lý do, trong ngày “xá tộng vong nhân”, người ta thường làm lễ cúng chúng sinh và phóng sinh để cầu bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ phá phách.

“Lễ cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Lễ cúng to hay nhỏ, sớm hay muộn là tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, từng vùng miền chứ không ấn định cụ thể” – ông Thành cho biết.

Theo nhà nghiên cứu này, ở Việt Nam, rằm tháng Bảy với nhiều người được coi là ngày xá tội vong nhân, còn với không ít người khác lại mang ý nghĩa là lễ Vu Lan báo hiếu. Không ít người hay nhầm lẫn hai quan niệm này với nhau do cùng là rằm tháng Bảy, tuy nhiên đây lại là hai nghi lễ mang ý nghĩa khác nhau.

Do quan niệm tháng Bảy là tháng cô hồn, tháng của ma quỷ cho nên hầu hết mọi người đều tránh không tiến hành các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa… đặc biệt là những việc đại sự vì sợ bị ma quỷ quấy nhiễu, ám ảnh, không được may mắn.

Cúng cô hồn là tín ngưỡng của người Việt từ xưa đến nay nhưng nhà nghiên cứu Bùi Văn Thành cho rằng, việc người dân đua nhau sắm lễ thật to, đốt thật nhiều vàng mã, tế lễ linh đình đang làm mất đi nét đẹp văn hóa vốn có của phong tục này.

“Biết là có thờ có thiêng, có kiêng có lành nhưng tôi thấy nhiều người kiêng kỵ quá nhiều, quá kỹ, nhiều cái kiêng hết sức mê tín, dở hơi hoàn toàn không cần thiết. Việc cúng lễ cũng vô tội vạ, không đâu vào đâu chỉ tổ tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng tín ngưỡng văn hóa để tuyên truyền mê tín dị đoan và trục lợi. Nhiều người không kiêng nhưng chẳng làm sao. Nhiều người kiêng đủ thứ vẫn xui xẻo như thường” – ông Thành chia sẻ.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

lẩu chó mon cHIEN cach lam bacon cuon tom ngon canh mọc thê sơi phơ canh luon nau bac ha hoc nấu ăn ngon ngâm giấm bau hap bánh cốm dẻo canh thịt ba chỉ phu nu mang thai mut bi là m Ngủ cach lam chanh tuyet mÃy banh canh bot gao tom mon êch canh cá nục vị chua đậu cô ve xào trứng banh chuoi cupcake Donut cá nục thạch nho rượu vang lợi ích nước dừa giảm đau thit xong khoi tam Món ca lột creme brulee nom cu sen cá diêu hồng hấp mặn bít banh bo nho kho LAM CHA CA chè gải nhiệt Nộm tai heo Lễ thit de nau gung mat ong chậu hoa đẹp cach nau bun hen Bot khoai kem tiramisu ngon trộn salad salad cà chua món tết trung quốc phụ kiện cách làm bánh banh mi ngon thịt bò xào khế cha ca la lot CÃƒÆ mai mon măng nhồi thịt công thức bánh mì vị bưởi yaourt trà xanh muoi me BI DAO cac mon nuong Bí quyết nấu thịt không bị dai tu lam mut tự may áo bap gio heo ham nam mứt khế Thit heo kho trung cá diêu hồng hấp tương MẠkhỏe tom xao bong thien ly ngon cach lam dau phu nhong rang canh ga sot cay Thit chó Cách làm suong sao sinh tố chanh nước ép dâu tây cac món ca che hat sen long nhan thom nau nuoc duong lam banh nuong trung thu khai vị cách làm lạp xuong thịt lợn chiên giòn tẩm mật ong cach lam coc Khoái canh cua khoai so ngon my mon an vat ngon lỗi Nhâm nhi bánh tráng trộn chiều đông keo dua quận Đống Đa gà sốt bơ đậu phộng Nga Nguyễn Bi do xao thịt xôi mít lá cẩm ạu banh pancake etats unis ngon thit bam xao nuoc ep dua gi脙虏 Làm bánh bo Kh芒u cha thit bam bo nuong ngu vi thầy mứt gừng Bánh Pâté Chaud bánh khoai dừa nạo Bo nuong la lọt nước ngoài Miến trộn Hàn Quốc sup bi do ngon Trứng rán món Ý làm cơm cuộn cach lam ravioli ca ngu cách làm món mực xào món chè ngon Tet