Nước mía là loại nước có tác dụng giải nhiệt tốt và nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, khi uống nước mía cũng cần lưu ý một số điều.,Uống nước mía mùa...
Uống nước mía mùa hè cần lưu ý điều gì?

Uống nước mía là thói quen của nhiều người trong mùa hè. Đây là loại nước có tác dụng giải khát cực kỳ hữu hiệu, cho nên ở bất cứ con đường nào cũng không khó tìm được quán nước mía. Bên cạnh những công dụng hữu ích của nước mía với sức khỏe, vẫn có những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn khi uống loại nước này.

Theo Đông Y, nước mía có tính mát, thanh nhiệt, nhuận tràng, vị ngọt. Thậm chí, nước mía còn có tác dụng trong chữa ho khan, mất dịch vị, miệng khô khát, nôn ọe nhiều, mệt mỏi. 

me
Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

4 điều phải nhớ khi uống nước mía

Không nên để nước mía quá lâu trong tủ lạnh

Nước mía là thức uống quen thuộc và yêu thích của nhiều người trong ngày hè nhưng không phải ai cũng chú ý cách bảo quản loại đồ uống này. Nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay hoặc vô tình quên mất. Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người bị tiểu đường không nên uống nước mía, đặc biệt là nước mía quá lạnh.

Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách nước mía có khả năng chữa bệnh rất tốt. 

Không uống khi đang sử dụng một số loại thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Không nên tùy tiện mua nước mía ở các quán vỉa hè

Nước mía có tác dụng giải nhiệt hữu hiệu ngày hè nên ở bất cứ con đường nào cũng không khó tìm được quán nước mía. Bên cạnh những công dụng hữu ích của nước mía với sức khỏe, vẫn có những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn khi uống loại nước này. Do đa số các quán nước mía nằm ở vỉa hè; khu vực chế biến chật chội, dụng cụ chứa nước thiếu, nguồn nước sạch ít vì chỉ có vài ba xô nước người bán đưa đi kèm nên nguy cơ nhiễm khuẩn khi chế biến rất cao.

Bên cạnh đó, nước mía có đặc tính là chứa nhiều đường nên dễ thu hút ruồi, nhặng lờn vờn xung quanh. Những con vật này nếu đậu vào ca, cốc, thậm chí mía chưa chế biến cũng sẽ để lại vi khuẩn gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa khi uống. Thậm chí, nhiều cửa hàng có thể ngâm mía với đường hóa học để tăng độ ngọt, gây nguy hiểm sức khỏe.

Thêm vào đó, nguồn đá được cho vào cốc nước mía làm tăng vị mát cũng khó kiểm soát về chất lượng. Nếu quy trình sản xuất đá được đảm bảo không mấy lo ngại. Nhưng nếu quá trình sản xuất đá bẩn, mất vệ sinh, khi uống kèm nước mía rất dễ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, bạn nên lựa chọn các quán nước mía sạch sẽ, đảm bảo chất lượng. Không chỉ nước mía nhiều món ăn vỉa hè khác cũng ẩn chứa những hiểm họa sức khỏe

Những người béo phì không nên uống nhiều nước mía

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này. Đồng thời, những người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

Bà bầu có nên uống nước mía không?

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Nước mía là loại nước ép tự nhiên có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên việc nó tốt hay xấu tới thai nhi thì phụ thuộc vào cách dùng hơn là bản thân thành phần dinh dưỡng trong nước mía, cụ thể như sau:

Nước mía giàu đường, đạm, tinh bột, một số vi khoáng. Một số bà bầu dùng nước mía thấy giảm triệu chứng nghén. Việc dùng nước mía có thể giúp tăng nước ối, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và sụt cân ở những bà bầu nghén nặng.

Các bà bầu uống nước mía cần chú ý, không nên uống nước mía thay nước lọc hoặc uống với số lượng nhiều suốt thời gian mang bầu vì trong nước mía cũng chứa lượng đường khá cao, mẹ bầu dễ tăng cân, khiến cho việc chăm sóc sau sinh và làm đẹp sau sinh mất nhiều thời gian hơn.

Đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nước mía tuy giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè.

Tuy nhiên việc uống nước mía phải đảm bảo vệ sinh mới mang lại lợi ích. Nước mía mua ở quán, nếu không vệ sinh có thể khiến bà bầu tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy khi mua, bạn cần chú ý xem nơi bán nước mía có đảm bảo vệ sinh không, chú ý quất vắt vào nước mía có đảm bảo không, nếu quất nhỏ, non thì là quất cảnh bị tỉa giữa mùa, thường có nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại cho sự phát triển của thai, khiến bé bị còi xương, tăng nguy cơ dị tật… Bà bầu cũng không nên uống nước mía có đá, gây co mạch đột ngột làm giảm cung cấp máu cho thai.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cach lam my y kieu Viet thịt heo quay kho cải chua cách làm bánh mì kẹp bánh nướng phô mai kem que đậu xanh bà nh que mắm cay banh pia khoai mon ngon dê hầm ngũ vị hương thăn heo chiên giòn văn phòng phẩm Mat suon cach nau lau ca keo ngon trứng gà ủ muối tận ngao hấp giấy bạc món cơm cuộn cach lam thit lon kho mắm ruốc kho thịt ba chỉ chả ốc ngon hà thành mang ham Túi bánh cookies sốt bơ hoa quả gói nem cach lam cha ca canh ghe Sửa chua chan ga om bắp cải trộn cách nấu chè hạt sen vải nấu ngót Canh măng nấu ngót Cà ri cua cach lam banh dau xanh hoa quả dầm mon kho thit lon kho banh cu cai ngon bạc hà tía tô mật ong hoa cúc ho cach lam thit vit bắp cải nướng bánh trung thu matcha Thịt lam mi udon ngon yẠKhám phá những món ngon du lịch Bình đôi Xu hướng ăn bánh uống trà làm nóng mùa thực phẩm giàu can xi đậu nành bông làm cây thông rau củ mang nau thit gà xào rau thơm Những cơn sốt ăn vặt hạ nhiệt nhanh banh tieu Oreo ga kho gung trộn salad táo su hào kho dua leo muoi canh đậu hủ bánh làm từ bột con lon chè hoa nộm rau muống tôm béo quán cà phê bao cấp thang gà rau cải xào Thương nhớ gỏi cá xương xương Canh thịt ga thịt nguội xào nui cách làm bánh cuốn canh bí ngô nấu tôm rô phi hấp gừng kam heo kho củ cải mướp hương xào Cúm công thức nước mắm chay cách làm nước mắm chấm ốc trứng muối nhồi rau củ công thức bánh xèo kiểu hàn mousse dau canh ngót chan ga rut xuong hấp cá lóc sả chanh Hảo tu lam thit dong Ngô nướng món quà của mùa đông Hà tại goi Mẹo làm món vịt luộc ngon mềm không pizza thom ngon chả giò chien nấu xôi vò tôm cuốn thịt xông khói cách hấp hải sản lam chiffon canh don Làm sạch xoong chảo khi bị cháy món ăn Việt Nam goi xoai tom hải sản nướng sa tế rạm mắm đường 5 món ăn vặt ngon nức tiếng ở Lạng công thức bánh khoai bun bap nấm kho thịt gà bánh gạo hấp canh kim chi nấu đậu và ngao chao rau cu canh dọc mùng panna cotta xoai ngon cách làm bingsu ga nuong khoai lang nuong tieu thuc don moi ngay đeo khẩu trang cơm nắm hambuger