Ngày 30 Tết năm nào ba mẹ mình cũng gói bánh tét, còn mình thì chỉ lau lá chuối. Giờ đây có lẽ mẹ mình không nghĩ ra được rằng con mẹ cũng biết gói bánh tét như mẹ rồi! Tự gói bánh tét đón Tết về, xuân sang
Tự gói bánh tét đón Tết về

     

  Nguyên liệu gồm có:   1 kilogram nếp ngon 250 gram đậu xanh 2 củ hành tím 5 trứng hột vịt muối 300 gram thịt heo có mỡ 1 bó rau ngót Lá chuối Giấy bạc Cuộn dây nilong Muối, tiêu, đường, hạt nêm.
  Bước thứ nhất(1):   Đậu xanh ngâm 4 tiếng, rửa thật sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu rồi nấu với lửa nhỏ cho đậu chín đều.
 

Khi đậu chín đều thì tắt lửa, thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường vào khuấy chung với đậu cho đều. Chờ đậu nguội.

  Bước thứ hai(2):   Trong thời gian chờ đậu chín thì bạn cắt miếng thịt ra thành 5 dải bằng nhau, thường thì gói bánh tét người ta thường dùng mỡ, nhưng mình không thích mỡ nên mình dùng thịt, bạn nào thích ăn mỡ thì dùng mỡ nhé.
  Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ (một phần hai) thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều. Còn nếu bạn dùng mỡ thì sau khi ướp bạn phơi nắng cho mỡ trong thì bánh nhìn sẽ ngon hơn.   Cắt mỗi lòng đỏ trứng muối ra làm bốn phần.
  Bước thứ ba(3):   Dùng 1 vỏ bịch nilong cứng trải ra, múc một phần đậu xanh lên trên và ép dẹp dẹp, sao cho vừa chiều dài miếng thịt. Mình chia đậu xanh làm khoảng 5 phần để làm được 5 đòn bánh tét.
 

Trải miếng thịt lên trên đậu xanh.

 

Tiếp tục xếp trứng muối lên trên thịt.

  Quấn chặt phần đậu xanh lại.
 

Lần lượt làm hết đủ 5 phần nhân đậu rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh cho đông cứng lại.

  Bước thứ tư(4):   Rau ngót xay ra, lọc lấy nước.
 

Nếp ngâm qua đêm, cho ra rổ để ráo nước khoảng 10 phút rồi đổ vào một cái thau và rót lọc nước rau ngót vào chung.

 

Thêm 1 muỗng canh muối vào trộn thật đều, để 5 phút và trộn tiếp giúp màu xanh của rau ngót quyện chung với nếp. Trộn nhẹ để nếp không bị vỡ.

 

Chia nếp ra làm 5 phần bằng nhau rồi tiếp tục chia mỗi phần ra làm 2 phần lớn...

  ... và 1 phần nhỏ.
  Bước thứ năm(5):   chuẩn bị sẵn gói bánh bạn cần có lá chuối to đã được rửa và lau sạch, giấy bạc mình dùng trong gói bánh mục đích là cho nước khi nấu bánh sẽ không lọt vào bên trong, bánh chắc, ngon và để được lâu; ngoài ra giấy bạc còn giữ nhiệt cho bánh chín nhanh. Thường bánh tét dùng dây lạt để cột bánh nhưng ở đây mình không có lạt nên dùng dây nilon.
 

Lựa 1 miếng lá chuối trải ra, gân lá chuối phía ngoài.

 

Lót tiếp 1 lớp giấy bạc.

 

Tiếp tục trải thêm 1 lớp lá chuối lớn với các gân lá có chiều vuông góc với lớp lá chuối đầu tiên.

 

Đổ 1 phần nếp lớn đã chia lên trên lá chuối.

 

Dàn nếp đều ra và đặt phần nhân đã làm sẵn lên trên.

 

Phủ 1 phần nếp lớn nữa trên.

 

Nắm 2 bên chiếc lá gấp lại, lưu ý là phần mép  2 lá chuối phải chênh nhau.

 

Gấp phần mép lá phía trên xuống.

 

Gấp chặt rồi lăn nhẹ cho nếp chạy đều thân bánh.

  Bước thứ sáu(6):   Dùng 1 dây buộc ngang ở chính giữa cuộn bánh, bạn buộc thắt nút theo dạng có thể rút dây được nhé!
 

Nhẹ ngàng bẻ gập phần góc chiếc bánh dựng đứng lên, lúc này bạn đổ ½ (một phần hai) phần nếp nhỏ đã chia vào bánh để phần đầu bánh cũng có nếp đều.

 

Sau đó bẻ góc cạnh cho bánh và lật ngược đầu kia làm tương tự.

 

Dùng một phần lá chuối che phần đầu bánh.

 

Tiếp tục che đều phần còn lại.

 

Thêm 1 chiếc lá nhỏ với kích cỡ tương tự đè lên nhưng đặt vuông góc với lớp lá đầu tiên.

 

Dùng dây buộc lại rồi làm tương tự bọc lá cho đầu bánh còn lại.

 

Sau khi buộc xong thì đòn bánh của bạn đã dần được định hình rồi.

  Bước thứ bảy(7):   Tháo sợi dây chính giữa đòn bánh ra, lăn nhẹ cho nếp trong bánh chạy đều trong đòn bánh.
 

Dùng 1 dây dài buộc dọc theo đòn bánh và buộc chéo sợi dây ở các đầu bánh.

  Cột chặt đầu bánh rồi từ sợi dây đã cột chặt phần đầu, chồng chéo sợi dây làm sao cho dây thật chặt rồi kéo sợi dây xuống làm tương tự các bước sau.
  Tay trỏ đưa lên nâng sợi dây rồi lồng qua nó vòng xuống phía dưới đòn bánh.
 

Lồng sợi dây qua nút thắt và kéo mạnh xuống cho bánh được buộc chặt. (A)

 

Lúc này bạn rút 1 sợi dây đã cột sơ để giữ đầu bánh ban đầu. (B)

 

Kéo sợi dây xuống và làm các bước tương tự như ở (A) và (B)

 

Làm cho hoàn chỉnh và cột phần đầu bánh bên kia cho chặt.

 

Chi tiết phần dây sau khi bạn đã buộc xong bánh.

 

Lần lượt làm hết số bánh còn lại.

  Bước thứ tám(8):   Dùng 1 nồi lớn, lót vài lá chuối phía dưới đáy nồi, đổ nước đầy rồi nấu sôi.
  Xếp toàn bộ bánh vào, nấu với lửa vừa trong thời gian từ 3,5 - 4 tiếng, khi nấu bánh bạn nhớ canh để thêm nước vào giúp bánh chín đều. Sau khi nấu bánh hơn 1,5 tiếng bạn cần vớt bánh ra, trở ngược bánh lại cho nếp chín đều.   Bánh chín bạn vớt ra, treo lên nơi thoáng mát để bánh khô ráo, để được khoảng 1 tuần.
Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết truyền thống của chúng ta. Ở những vùng quê miền Nam có truyền thống nhà nào cũng nấu nồi bánh tét đêm giao thừa. Nhưng truyền thống đặc trưng đó thì rất khó thấy ở chốn thành thị do ai cũng bận rộn và nghĩ rằng gói bánh khó, thời gian nấu bánh phải qua đêm, rất lâu. Nhưng  thật ra gói bánh rất dễ, bạn chỉ cần tỉ mỉ một chút và thời gian nấu bánh chỉ gần 4 tiếng là chúng ta có những đòn bánh tét thật ngon rồi!

Tết năm nào cũng vậy, cứ vào sáng 30 Tết mẹ tôi thường bày ra gói bánh tét để tối canh bánh và đón giao thừa. Bao nhiêu năm, cứ tết nhà gói bánh là tôi phải ngồi lau lá chuối, và tước lạt để gói bánh. Mẹ thì gói ra chiếc bánh giản đơn xong rồi đưa cho ba, ba ngồi cột lại bằng lạt, mẹ nói tay ba mạnh, ba buộc bánh sẽ chặt hơn, những đòn bánh to cứ lần lượt xuất hiện. Tôi thì chỉ ngồi xem ba mẹ làm, có khi lại nghịch bằng nếp và đậu để thành những chiếc bánh ú méo mó. Nồi bánh mẹ nấu canh phải 12 tiếng, những chiếc bánh ú của tôi cũng được đưa vào nồi, lúc giao thừa mẹ trở bánh thì mẹ cũng vớt bánh ú của tôi ra. Giờ chắc mẹ không nghĩ ra được rằng con mẹ cũng biết gói bánh tét như mẹ rồi!     Mong các bạn có những chiếc bánh ngon và đón một cái Tết thật vui và đầm ấm bên gia đình!
Tổng hợp & BT:

Về Menu

tết nhâm thìn tết nguyên đán món ăn việt nam món ăn quê hương làm bánh trứng muối

sinh tố bơ CA ri ga canh rong bien rau củ chiên Bún ống chỉ độc đáo đất Thủ banh flan nấu trà quất lam lap xuong Láng Những điều không nên bỏ lỡ ở Việt xôi lá cẩm hầm bò trà i Xào heo hẠm sup dau ha lan dau hu cuon la ngon heo nướng phạm thị hương Banh mi xiu mai xúc xích pa tê mon êch La gu gà milo sốt sô cô la nước chấm cach lam com cuon cach lam goi cuon nam chay tôm tẩm dừa lam den giay nom bo cÃƒÆ chim rà Bánh trung thu rau câu tác dụng của ổi ca bong lau kho tieu Cháo cach lam mi xao bo cơm ngon bânh xèo gỏi hải sản thach cafe xoi khuc gà hấp muối com rang dua a chè chuối nấu khoai môn Lam rau cau Gà ngam sa ot kim chi dưa chuột món ăn ngày Tết Cầu Mống kích thước Tt cach lam ca sot chua cay 10 món Huế phổ biến ở Sài thành cách nấu lẩu kim chi cơm cháy cánh gà om tim xào thập cẩm canh sen ham ngon canh chua ca lóc Marshmallow tamales bún sườn non rau cu Cơm gà Đô gung mat ong To phu chả lá lốt tôm thịt miến xào thập cẩm Nấu giả cầy gió bông duoi heo ham dau den Ky Những món nghĩ đến là thèm trên phố thịt băm viên Nui sốt cà với thịt com nam ngon trứng sốt cà chua cach lam trung mũ phớt canh ớt chuông món ăn từ thịt gà Khử mùi hôi trong nhà mà không tốn tiền plan sữa tươi Kem tuoi bánh amaretti Mon xao ngon luoc rau muong ngon món salad ngô non bento ga thom ngon m ³ đào miến nấu lòng cháo gà nhân sâm canh dau hu he chay sưa bí ngô bánh donut chiên cùng 花生汤 banh phong cupcake giáng sinh ghe rang me my gÃƒÆ rang thạch rau câu dừa Tự làm thạch rau trái cay Dân chẠNấu nui ngon Mẹo xử lý thực phẩm sau Tết mặt trời s goi ngon cach lam thit heo chien cu sen salad vịt origami bánh phô mai sữa bữa cơm ngon