Nằm tận cuối con phố nhỏ Tô Ngọc Vân ven hồ Tây (Hà Nội) nhưng với những ai vì tò mò mà tới với khu chợ dành cho người nước ngoài cư trú ở đây sẽ
Thưởng thức bánh crêpe của Pháp trong chợ Tây Hà Nội



Nằm tận cuối con phố nhỏ Tô Ngọc Vân ven hồ Tây (Hà Nội) nhưng với những ai vì tò mò mà tới với khu chợ dành cho người nước ngoài cư trú ở đây sẽ dễ “lần” ra hướng đi bởi mùi thơm nức mũi và hấp dẫn của bơ, của mì, trứng và sữa trộn thật đều tráng nóng trên bếp trong không gian đặc sánh, se sắt lạnh của mùa đông.



 Bánh tráng crêpe theo phong cách Brittany của Pháp

Nhiều du khách khi tới khu chợ Tây này rất thích thú đứng xếp hàng vòng quanh chảo bánh tráng kiểu Pháp mà tên gọi đầy đủ, chính xác của nó là thưởng thức bánh crêpe theo phong cách Brittany, Pháp chỉ với… 10.000 đồng.

Chị bán hàng “đóng đô” ở đây hơn hai năm cười tít mắt khoe rằng: “Hàng chị đông khách nhất đấy, chả mấy khi có bánh để nguội đâu, khách ăn xong mà đĩa còn bốc khói”.

Đấy là chị nói cho vui để mô phỏng cụ thể và dễ hình dung về sự đông đúc của lượt người chờ thưởng thức bánh chứ thực ra khách còn chả kịp đợi cho bánh để vào đĩa và ngồi ở bàn mà chờ, họ đứng ngay tại chỗ, quây lấy cái nồi gang mà nghe chị bán hàng bảo đặt mua tận bên Pháp với giá 15 triệu đồng, chuyên dùng cho việc tráng bánh crêpe.







Mùi bánh thơm phức từ chảo nóng bốc lên nức mũi

Được cái chị bán hàng vui chuyện và không giấu bí quyết làm nghề nên khách hàng rất thích thú đứng vòng trong vòng ngoài tám chuyện cùng chị và hít hà mùi bánh thơm phức từ chảo nóng bốc lên nức mũi.

Được ra đời tại vùng bán đảo phía Tây Bắc nước Pháp, quê hương của những làng cổ êm đềm, lãng mạn cùng sự tích về đội quân cự thạch linh thiêng thu hút đông đảo du khách tới viếng thăm, bánh crêpe của vùng Brittany đã bước ra khỏi bàn ăn đạm bạc của người dân vùng này để trở thành một món bánh mang đặc trưng hương vị Pháp.

Qua bàn tay phù phép của những đầu bếp lừng danh, crêpes đã được gia giảm, trang điểm với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau và trở thành món ăn tráng miệng kiểu cách, quý tộc tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Nó cũng trở thành món ăn điểm tâm được yêu thích với các gia đình thượng lưu như một cách để người ta lót dạ trước khi thưởng trà, nhấm nháp ly cà phê hay nhấp một ly rượu táo khởi động cho ngày mới.

 

Cùng với sự ảnh hưởng của người Pháp và văn hóa Pháp ra thế giới, crêpe một lần nữa lại được “biến tấu” theo từng hương vị và khẩu vị của người bản xứ.

Đến với nước Nhật, crêpe được biến thành chiếc bánh có lớp vỏ giòn tan với nhiều kem và các loại mứt quả vừa dùng trang trí vừa làm nhân bên trong mà các bạn trẻ có thể vừa cầm vừa gặm.

Với người Nga, crêpe được cuộn như nem cuốn và làm theo phong cách bánh mặn với nhân thịt, dăm bông và nước xốt bên trong, cách pha chế bột cũng khác với bánh theo phong cách ngọt đó là thay vào việc cho sữa người ta bớt lượng sữa tươi đi và cho thêm bia tươi vào.

Người Ý lại dùng crêpe một cách nhẹ nhàng và tinh tế với phong cách mặn: bánh kẹp phô mai, nước xốt và rau chân vịt.

Chiếc bánh nguyên bản tại vùng Brittany thì được làm theo phong cách ngọt với lối chế biến giản đơn, chỉ ăn kèm với đường, mứt hoặc mật ong. Hình dáng chiếc bánh cũng không cầu kỳ, miễn là khi tráng bánh bột được can đều, không rách.

Tại Việt Nam cũng có chuỗi cửa hàng về loại bánh này và có sự biến tấu theo phong cách chế biến của người Nhật. Nhưng cách dễ dàng nhất và dễ ăn nhất với các bạn trẻ hoặc các gia đình Việt muốn thay đổi khẩu vị thì cách làm dễ nhất là theo đúng phong cách làm bánh crêpe theo phong cách Brittany.

Công thức làm bánh rất giản đơn: Với hai mươi chiếc cho cả gia đình bốn người thì cần hai lạng rưỡi bột mỳ (2,5g), bốn quả trứng gà và 1 chai sữa tươi (1lit). Tất cả trộn thật đều thành dung dịch loãng, không bị vón cục.

Một chảo rán sạch và khô, cho lên bếp nhỏ lửa, cho một chút bơ vào và tráng đều cho nóng ran và thơm phức, sau đó cho chút dầu chiên vào cũng láng cho bóng mặt chảo (không được cho nhiều như rán trứng vì nếu cho nhiều bột sẽ bị vón hoặc bị dồn lại).

Sau đó cho một muỗng canh lớn dung dịch bột pha bên trên vào láng đều (bề dày chiếc bánh tự làm ở nhà sẽ dày chứ không được can mỏng tang như tại tiệm với đầy đủ dụng cụ và bề mặt chảo gang phẳng).

Thời gian cho bánh chín gần bằng thời gian tráng một quả trứng bởi bề dày của bánh tráng tại nhà dày nên cần cho lửa thẩm thấu và làm chín. Sau đó lật lại rán chín mặt còn lại. Chiếc bánh thành phẩm phải có màu vàng xuộm, thơm phức, không bị cháy đen, không bị trắng bợt, không bị rách. Sau đó lấy ra mâm, gấp hai mép lại rồi cuộn hai đầu và cho mứt rứa, mứt quất hoặc đường, mật ong vào giữa và cầm ăn nóng.

Đây thực sự là món ăn hấp dẫn, dễ chế biến và thú vị với những ngày đầu năm mới bởi theo quan niệm của người Pháp thì màu bánh vàng đẹp và mùi thơm phức, vị ngầy ngậy, ngọt ngào của bánh tượng trưng cho sự phồn thịnh và no đủ. Với thời tiết nắng nóng, bánh có thể cho vào bảo quản lạnh và đưa vào lò vi sóng làm nóng (thời gian để lạnh được ba ngày). Nhưng rõ ràng, ăn nóng ngay bên cạnh bếp hẳn sẽ thú vị hơn.

Người dân và đặc biệt là các bạn trẻ Hà thành thích khám phá rất hay truyền tai nhau và ghé tới phiên chợ dành cho người nước ngoài cư trú quanh khu vực hồ Tây (Hà Nội) gọi nôm na là chợ Tây. Phiên chợ đặc biệt chỉ họp vào sáng thứ bảy hàng tuần từ 7 - 12 giờ trưa nhưng vào mùa lạnh như bây giờ thì cứ 9 giờ sáng chợ mới đông vui và đầy đủ các mặt hàng.

Khu chợ nhỏ chừng 200m2 nhưng có đủ các loại hàng hóa với nhiều mẫu mã, dĩ nhiên là có phong cách và kích cỡ phù hợp với người nước ngoài hơn là với người Việt. Bỏ qua việc tìm chọn mua đồ, các bạn trẻ tới đây hầu như chỉ lựa mua đồ lưu niệm và đồ mỹ ký hơn là tìm quần áo hay rượu tây, đồ ăn của người tây như các loại thịt cá ướp lạnh, hoa quả nhập…

Bài, ảnh: Thục Nhi


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Thưởng thức bánh crêpe của Pháp trong chợ Tây Hà Nội

kho tộ Cá kèo kho tộ Bò nấu tiêu xanh màng dau hu sot nam huong thịt ba chỉ xá xíu thit nuong xa xiu moi la cac mon nương bánh qui yến mạch bo xao nam Khi mang bầu mẹ có nên ăn nhiều trứng cach lam thit xien nuong rau cu canh trung thit bam nấm rơm ga xao chè da bột trà xanh Ẫm nộm tôm chay máu cach lam muc sot cay Phần meo lam banh pha trà ngon banh bot loc nhan tom các món chiên cách làm dorayaki mon nhau cá thác lác cuộn cải hấp chuà Yen sao canh bi ngo nau lac xay cuộn lá móc mật mieng Sức hấp dẫn khó cưỡng của bánh giò mang om voi ca gan liệu pháp nghệ cam thảo trang trí nhà đẹp sa te Về xứ Lạng thưởng thức bánh cao sằng cach trang banh trang xào đậu que sinh tố bom và cà rốt quà valentine cach kho ca ngu Cốm rang cà nà u cach lam nuoc cot dua cà sốt tỏi Hương vị nem xứ nẫu Bình Định nước cốt thịt gà sả ớt xào nấu cà ri gà cà kho khoai tây nướng cach nau canh thien ly tom gà phi lê chiên giòn mì gà rim cach so che bo luon vit ap chao bàn tiệc cach lam banh flan Ä ua rau củ trộn bắp bò gà sốt tương giấm hoa quả mai chua lườn vịt rau càng cua trộn dầu giấm tram kho thit Nai hun khói bò khô đặc sản Buôn Mê nAu an ngon mut dua ca phe công thức mực muối kho mặn thạch trà xanh bà nh gẠo trà i tim Mì trứng xào vết cà phê phin món ngon từ thịt vịt Vịt kho gừng ngon vịt ngon Thơm nức lẩu mắm Cần Thơ giữa Sài cach nau lau lươn ca duoi sot so ngon Đấu hu bóng cá xào Cách làm tàu hủ ky Củ cải 9 món ăn đường phố tại Sài Gòn không Chè trôi nước cach nau sup nước mận nom ca rot uc ga xao non dua vịt kho sả tôm bột Gan ga bơ xào bắp lạp xưởng thịt cua những món canh đậu phụ ngon đậu hủ chiên lam pho suong sao 四方粽子 bun gia cay bi thinh chà bông làm cơm hộp đẹp tỉnh Phú Thọ soup thịt cua Làm sao để có món rau câu ngon cách làm siro ga tay quat cach lam trung muoi Canh rau món canh kiểu hàn Bà bầu nên ăn gì làm thạch mực ống làm salad Bia THIT HEO KHO