Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn.
Thói quen bà nội trợ khi dùng chảo chống dính cần loại bỏ ngay

Chất chống dính trên nồi, niêu, xoong, chảo... tác dụng không làm dính thức ăn khi nấu nướng, rất tiện ích cho công việc nội trợ. Chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt.

Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về mặt tác dụng lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe). Nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao, khi nó bị bong tróc rất dễ bị trộn lẫn vào thực phẩm
.
Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn. Còn với loại chống dính thật thì đến nay chưa có khuyến cáo nào cấm sử dụng.

Tuy nhiên lại có khá nhiều thông tin về việc khi đốt nóng chất chống dính tạo ra hơi khói gây độc. Theo các nghiên cứu, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE.

Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 độ C - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., có thể gây ung thư và sảy thai.

Những sai lầm khi dùng chảo chống dính gây hại cho sức khỏe:

Cọ sát kim loại vào lòng chảo

Theo chuyên gia đồ gia dụng của trang about.com – Bà Mariette Mifflin, không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn.

Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cũng cho hay, kim loại là kẻ thù của lớp chống dính.

Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 – 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp của Teflon thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.

Rửa chảo ngay sau khi vừa chiên, rán xong

Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn

Cách dùng an toàn bỏ ít dầu, bơ khi chiên, rán

Một lượng dầu chiên, bơ để chiên rán là cần thiết để tạo hương vị cho món ăn. Bạn thậm chí có thể rán thịt, trứng, nướng bánh mì trên chảo chống dính mà không cần tới môi chất trên, nếu dùng chảo có khả năng chống dính cao.

Lưu ý này còn giúp chị em hạn chế lượng chất béo dung nạp vào cơ thể. Dầu, bơ khi chiên ở nhiệt độ cao dễ chuyển hóa thành các axit có hại cho sức khỏe, gây các bệnh về tim mạch.

Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình

Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau.

Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy, nên Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh.

Bạn cũng đừng để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn.

Hiện nay, chỉ có một số lớp chống dính được chứng nhận an toàn cho sức khỏe do các tổ chức uy tín cấp. Tuy nhiên, chị em vẫn nên nấu ăn ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình để đảm bảo tuổi thọ của chảo.

Rửa bằng nước ấm

Bạn cần giữ bề mặt lòng chảo hoàn toàn sạch sẽ, bởi dầu mỡ, cặn đường, muối xót lại và thức ăn thừa dễ làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm.

Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.

Cách bảo quản chảo chống dính

Treo lên giá cao là cách bảo quản chảo tốt nhất. Bạn không nên để các xoong nồi khác chồng lên chảo, tránh làm xước lớp chống dính hoặc biến dạng chảo. Bạn cũng có thể cho chảo chống dính vào lò nướng để nướng bánh, thịt gà… hoặc bảo quản trong tủ lạnh nếu ngại múc thức ăn ra. Chảo cho được vào lò vi sóng (loại cỡ lớn) nếu lớp phủ bên ngoài của nhà sản xuất không phải là kim loại.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

món ăn khai vị Cach lam goi siro ngon tim heo xào ớt Cá cơm cach làm banh trôi tầu chao long heo món ăn đường phố cuối tuần chao bo cau công thức rượu vị cà phê nâu ăn cách làm thiệp Gỏi gà cà lẠghe rang me ngon cach lam long do trung ngam nuoc tuong sot chanh vang gạo nấu sữa ho lo ca cocktail hoa hồng ghẹ cach nâu ca nuc kho Trung hoa Phồng tôm cẠâm thực khóm gỏi cóc tôm khô cóc trộn Thiên Trúc muc tron kho qua chua ngot canh moc thap cam bắp bò xào cay Banh khoai miến xào rau củ ngẠm Tháºch quả hồng miếng xốp bia thừa gội đầu giặt xao thit bo Trái Cay bánh rán ca tim nuong Kiến phỏ vịt quay spaghetti Lai Vung Lê la các quán ngon nổi tiếng ở phố nấu xôi thịt cach nấu món ăn ngon thành nguyên vật liệu nướng bí ngòi Sủi cao CA CHIEN trứng nướng kiểu thái Chung đựng má ³ ngon riềng xôi xéo hà nội Bap Sài Gòn vịt sốt cam Thúy Hạnh hướng dẫn ca ri tho cách làm kimbap avocado bo kho salad khoai tây nghiền món ngó sen Mon tron banh sung bo cháo sườn bí ngô christine hà mon kem socola Canh cải XÔI CỐM ng kinh cà khoai Vừa canh cua nau bau chân gà cay mon bingsu bánh nếp khoai lang dẻo bạc hà Món ca cÃm món rau xào Nem vuông Hải Phòng tôm đút lò Kiểm banh sua chua ngon lam canh bo ham cay bánh kem cách nấu dươi cocktail xanh 膼岷璵 dao nuong quán bánh mì ngon bơ nướng gà Cách làm trứng muối mon luon kem khoai mon Chè khoai dẻo Banh mochi cookies hoa cúc lam spaghetti nộm bánh crumpet đơn giản rau mùi canh chua đậu phụ non Phạm liên Tự làm bim bim khoai tây banh nep nhan tom thit thti ba chi cuon bi do bò cuốn mỡ chài canh măng chua nấu sườn trứng chiên Lạ miệng chà bông tép bạc đất snack bột mì cách làm tôm chiên