Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn.
Thói quen bà nội trợ khi dùng chảo chống dính cần loại bỏ ngay

Chất chống dính trên nồi, niêu, xoong, chảo... tác dụng không làm dính thức ăn khi nấu nướng, rất tiện ích cho công việc nội trợ. Chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt.

Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về mặt tác dụng lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe). Nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao, khi nó bị bong tróc rất dễ bị trộn lẫn vào thực phẩm
.
Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn. Còn với loại chống dính thật thì đến nay chưa có khuyến cáo nào cấm sử dụng.

Tuy nhiên lại có khá nhiều thông tin về việc khi đốt nóng chất chống dính tạo ra hơi khói gây độc. Theo các nghiên cứu, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE.

Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 độ C - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., có thể gây ung thư và sảy thai.

Những sai lầm khi dùng chảo chống dính gây hại cho sức khỏe:

Cọ sát kim loại vào lòng chảo

Theo chuyên gia đồ gia dụng của trang about.com – Bà Mariette Mifflin, không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn.

Tuyệt đối không sử dụng dao cắt bánh mì, trứng rán trực tiếp trên chảo. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cũng cho hay, kim loại là kẻ thù của lớp chống dính.

Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 – 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp của Teflon thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.

Rửa chảo ngay sau khi vừa chiên, rán xong

Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn

Cách dùng an toàn bỏ ít dầu, bơ khi chiên, rán

Một lượng dầu chiên, bơ để chiên rán là cần thiết để tạo hương vị cho món ăn. Bạn thậm chí có thể rán thịt, trứng, nướng bánh mì trên chảo chống dính mà không cần tới môi chất trên, nếu dùng chảo có khả năng chống dính cao.

Lưu ý này còn giúp chị em hạn chế lượng chất béo dung nạp vào cơ thể. Dầu, bơ khi chiên ở nhiệt độ cao dễ chuyển hóa thành các axit có hại cho sức khỏe, gây các bệnh về tim mạch.

Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình

Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau.

Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư. Vì vậy, nên Lưu ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh.

Bạn cũng đừng để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn.

Hiện nay, chỉ có một số lớp chống dính được chứng nhận an toàn cho sức khỏe do các tổ chức uy tín cấp. Tuy nhiên, chị em vẫn nên nấu ăn ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình để đảm bảo tuổi thọ của chảo.

Rửa bằng nước ấm

Bạn cần giữ bề mặt lòng chảo hoàn toàn sạch sẽ, bởi dầu mỡ, cặn đường, muối xót lại và thức ăn thừa dễ làm giảm khả năng chống dính của chảo. Chảo sạch hơn khi được vệ sinh bằng dung dịch nước rửa bát ấm.

Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.

Cách bảo quản chảo chống dính

Treo lên giá cao là cách bảo quản chảo tốt nhất. Bạn không nên để các xoong nồi khác chồng lên chảo, tránh làm xước lớp chống dính hoặc biến dạng chảo. Bạn cũng có thể cho chảo chống dính vào lò nướng để nướng bánh, thịt gà… hoặc bảo quản trong tủ lạnh nếu ngại múc thức ăn ra. Chảo cho được vào lò vi sóng (loại cỡ lớn) nếu lớp phủ bên ngoài của nhà sản xuất không phải là kim loại.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

đậu hũ cuốn lá lốt sò hấp rượu bạc liêu nộm củ sắn Hạn may vã khoai lang chiên giòn hat huong duong rang vi que cay man ngot các món sốt me công thức bánh khoai cach nau mon ca bung sa tế xào thịt bò Sâm Củ sen bà nh mousse socola nấm kho mỳ trộn biếng ăn son môi ãƒæ thuc don hang ngay don gian bánh amaretti chợ salad ca chua cách làm bánh bao chè đu đủ cach che bien cha muc ngon gừng Thơm ngất ngây thịt bò xào óc bot loc nấm kho thịt quay thịt gà che quán lẩu ngon Lợi ích tuyệt vời của omega 3 đối học nấu an Mon che banh quy 3 mau thường Chó cua nấu bầu Flan ga nuong dac biet ngon lãng mạn sữa chua thạch nẠu cá sinh tố tự làm snack da heo nướng cánh gà cay món ăn từ thịt gà mong tay hap hau dut lo ngon mon trung ngon gà kho sashimi cá tươi cách luộc thịt oi Làm sao để chặt gà đúng cách Bí quyết nướng bánh ngon sua dua com chien trung mua thu lạc kho thịt lợn sinh tố táo ổi banh khoai mi banh kep bánh trang cuốn Giá đổ cách làm thịt kho tàu cá hố Thức uống tam cơm thập cẩm Nấu bún riêu vịt nấu chao túi đựng điện thoại nem cá hồi Trà đào bánh doremon mặn gao khác hạt tiêu cây thông noel Mon ngon gia dinh kem sua chua lam hoa thực đơn cơm tối rau ma nước chanh dây Các món ăn cải thiện chuyện ấy Tuyết Nguyễn Xà lách trộn trứng giòn chan gio bop thau Đua hu tieu bo kho ngon cà khoai kho tai bữa cơm ngon tôm đồng công thức bánh cheese hu tieu Xào liụ cah nước chấm gừng mè hanh nhan thạch dâu sữa chua lam banh ba lai lam thach rau cau nuong sa te Gà nướng đất kem đá mứt sợi khô cá ngào nước mắm cà hà p món che bien mon xao Uc ga xoi ran kep thit ngon làm bánh crepe cách làm thăn heo chiên giòn