Ngày Tết không nên thắp hương liên tục, mỗi lần chỉ nên thắp một nén hương và cố gắng dùng cả hai tay để cắm hương vào bát nhang...,Thắp hương ngày Tết thế...
Thắp hương ngày Tết thế nào mới đúng cách?

Từ xưa đến nay, trong nghi thức thờ cúng thần linh, tổ tiên tại các quốc gia phương Đông đều có tập tục thắp hương. Những tôn giáo, dân tộc, miền đất khác nhau thờ cúng những thần linh khác nhau, quy trình nghi thức cụ thể cũng khác nhau, nhưng lại có những quy phạm cơ bản giống nhau. Những quy phạm cơ bản này nên được chú trọng và tuân theo, nhất là trong dịp lễ Tết.

me
Từ xưa đến nay, trong nghi thức thờ cúng thần linh, tổ tiên tại các quốc gia phương Đông đều có tập tục thắp hương.

Thắp hương theo số lẻ

Thắp hương là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời của người Việt Nam. Hương thơm trong quan niệm của Phật giáo là một trong 6 lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.

Việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (có trời đất và con người). Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh (hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…). Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật...

Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện tam bảo, tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm.

Ngày Tết thắp hương nhiều, khi cúng Tết thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.

me
Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. 

Hương tắt đang cúng là điềm gì?

Theo quan niệm dân gian hương đang tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng, thắp hương tại nơi có nhiều gió.... khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, bàn thờ... Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình. Hương tắt đoạn cuối là Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát... Thắp nén tâm hương đêm giao thừa bị tắt thì năm đó làm ăn chán hoặc gia cảnh lộn xộn…

Nếu đang cúng lễ mà hương tắt thì cứ để thế mà châm lửa lại, đừng nhổ ra đốt và cắm lại mà trở thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Bạn nên thắp hương nơi kín gió để hương không bị tắt. Cắm hương cần ngay thẳng, tránh nghiêng, lệch kẻo cây hương đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt.

Trong thời tiết nồm ẩm có thể làm hương bị mốc. Hãy hóa trong thùng hóa vàng hoặc nơi đất sạch, tro đổ vào gốc cây hoặc nơi không có người đi lại giẫm lên được. Những đồ cúng lễ bằng kim loại không hóa được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ chôn xuống nơi đất sạch hoặc thải bỏ bình thường.

Quy phạm trong sử dụng hương

Quy phạm trong tôn giáo phần lớn đã được quy định chi tiết trong giới luật của kinh điển tôn giáo, nhưng đôi khi cũng căn cứ theo mỗi người, mỗi khu vực mà có sự khác biệt. Dưới đây sẽ lấy một số ví dụ về quy phạm thường gặp trong sử dụng hương:

- Dùng hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên làm chính, tránh hương hóa học vừa làm tổn hại đến sức khỏe của bản thân, vừa không thể biểu đạt được lòng thành.

- Nơi sử dụng hương: Không hạn chế, từ các nơi cúng dường chư Phật như đọc kinh, trai giới, lễ tụng, giảng kinh thuyết pháp, thỉnh cầu... Tại gia đình có thể dùng ở bàn thờ, phòng khách...

- Cất trữ hương: Để ở nơi cố định, khô ráo và sạch sẽ. Tốt nhất lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín để đựng các loại hương phẩm khác nhau. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

- Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất.

- Cần thường xuyên lau rửa thật sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như thìa hương, lư hương, hộp hương.

- Khi thắp hương: Cần chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương quá xa hoặc quá gần đều không tốt.

- Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa quả tươi, nước sạch.

- Số lượng: Không cần nhiều, mỗi bát chỉ nên dùng 1 nén hương, nếu là bát mới có thể dùng 3 nén. Không cần thiết một lúc châm cả bó hương cúng, mùi khói quá nồng sẽ khiến không khí bị ô nhiễm.

- Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, thái độ ôn hòa, tránh lo lắng, vội vã.

- Khi thắp hương, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống để dập lửa. Không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

- Nếu đến chùa dâng hương, khi bước vào nên bước vào từ cửa bên phải của chính điện, đồng thời bước chân trái vào trước là tốt nhất.

Chú ý không được dẫm lên bậu cửa, cũng không nên có những động tác như nhìn trước ngó sau, chải đầu vuốt tóc...

- Sau khi châm hương, phải cầm hương với tư thế tay trái ở bên ngoài, tay phải ở bên trong, để hai tay giơ cao ngang mày, cung kính hành lễ.

- Sau khi thắp hương làm lễ trước tượng Phật, dùng hai tay để cắm hương vào lư hương, bắt đầu làm lễ cúng dường chư Phật Bồ tát.

- Khi dâng hương, miệng nên ngậm lại, ngoài việc thầm cầu trong lòng, hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người đứng bên cạnh.

- Trong thời gian thắp hương, không nên đưa mũi lại gần để ngửi hương.

- Sau khi việc cúng hương hoàn tất, xung quanh lư hương nếu có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn sạch để lau. Không được dùng miệng để thổi bay những tàn hương ở bên cạnh lư hương.

- Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại, ở chùa có thể thu lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt, không nên tự ý vứt bỏ.

- Không thắp hương liên tục, kể cả lễ tết. Chỉ thắp khi cúng dường, như lúc chuẩn bị sẵn xong mâm cỗ tất niên, mâm cúng giao thừa, thắp lại lần nữa đúng khi chuyển giao năm mới. Thắp hương hay khấn liên tục chỉ gây phiền nhiễu cho gia tiên, là điều không tốt, nhất là khi đồ cúng vẫn giữ nguyên không có bổ sung mới. Như vậy đồng nghĩa với việc mời gia tiên về ăn đi ăn lại, tỏ rõ thái độ không thành tâm và coi thường của gia đình.

Nghi lễ cúng hương que tại nhà

1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.

2. Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.

Nghi lễ cúng hương que tại chùa

1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.

2. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối chân hương.

3. Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho "tâm hương".

4. Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường.

5. Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

bò bía hến lau gÃƒÆ banh potatoes thom ngon cach lam dua cu sen dòng nấu chè 3 màu cuối bánh baci di dama cach lam banh tao bánh bao chỉ cach lam bap xao he Làm mắm tép mam co tet thịt lợn kho ớt mien nau thit cach lam thit heo cuon sot Bo Bit Tet canh bà canh chua cá miền nam ech nau me pho tron suon non kho gung ngon bánh quy hương vani nau cu tu má ³ món chiên Cuối tuần chiên chim cút thơm cach lam thit heo quay om bi dao com tom thom bánh trung thu sữa trứng Khe sôi than heo cuon ngon salad trai cay tuoi đặc biệt khoai tay boc pho mai chien Trần Bình Trọng bí xào cá kèo kho tiêu ngủ lồng chim Le Parfum món tráng miệng cua rang bà nh su đóng vai trò cách pha nước chấm gia cầm CÁCH bánh nướng thịt xông khói ram bắp socola trái cây BO KHO mì trứng xay kem chuối hương cacao bò xào ớt sả Ẩmthực Tản mạn về việc ăn chay ca hoi sot chua cay cách làm bánh flan trái dừa Các món ăn ngon ở Đà Lạt vân banh khuc cay cho noel món Thit ba chỉ công thức mon thai sườn non chiên rang thính de be thich an rau chan ga hap hanh cach lam tra muc cá lóc nấu chuối xanh các món cơm rang ngon Đầu bếp Singapore nổi tiếng với cơm thit muoi mi thit Những món cơm nổi tiếng ở châu Á com tron goi ca chảy nước miếng Tôm rim mặn xÔi chén bát mì xào đơn giản cách làm kẹo quế cá mai gỏi cá mai đặc sản Ninh Thuận dưa xào món ăn kiêng kỵ ngày mồng 1 giã nhỏ siro chanh leo nem lui hue trộn thịt bò Cách làm gỏi xoài cá rô phi nướng cay món Tết bánh da lợn quả gấc Tết bông hẹ xào tôm khô bun thit xao sa ngon soup củ cải muối jambon cuộn cơm rẠđậu que xào nấm lam banh goi Cún Khang Cá cơm khô kho khế chả cá ngần rán thịt xông khói cuộn tôm nướng dua leo Trang trí nội thất nẠng sốt đậu phụ với chanh thịt bò xào nau thit bo nau canh ngu sac Tà m oc lac luoc ngon bánh bí rợ Bùi Thu Hằng Chả tôm mực dai dai ngọt rau cau bat buu bánh cookies bơ vỏ canh phồng rong biển nấu canh gà banh khoai tay rÃƒÆ lãng mạn há cảo nhân thịt cach lam ca hoi cach lam kem chuoi chocolate