Ngày "Tết giết sâu bọ", dân gian Việt Nam thường cúng vào sáng sớm. Tuy nhiên, thực chất tiết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ

Vậy tết Đoan ngọ là tết gì? Theo sách “Phong thổ ký” thì tết Đoan ngọ được gọi là tết Đoan dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa ( Đoạn : mở đầu, Ngọ : giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Sở dĩ tết này gọi là tết Đoan ngọ , chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên tết này gọi là Tết Đoan dương. Ở Trung Quốc, họ gọi tết Đoan ngọ là tết Trùng ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.

Ảnh sưu tầm

Ngày xưa, lúc ban đầu, ngày Đoan ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vi oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Hơn nữa, giữa tiết hạ vi oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Về sau này, để cho ngày này thêm ý nghĩa, người ta lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm Khuất Nguyên và các thầy thuốc cũng nhân ngày đó để kỷ niệm hai chàng Nguyễn Triệu và Lưu Thần vào núi Thiên Thai hái thuốc.

Khuất Nguyên làm chức Tả Đồ nước Sở dưới triều vua Sở Hoài Vương bên Trung Quốc, có tài và liêm chính. Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tả nỗi oán than, ông có viết bài thơ Ly Tao nổi tiếng. Đến thời vua Trưng Vương, ông còn bị đi đày vì nhà vua nghe theo lời bọn xu nịnh. Ông buồn tình nhảy xuống sông Mịch La tự tận. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng 5.
Được tin đó, nhà vua vô cùng hối hậnvà thương tiếc, sức dân làm cỗ đem ra bờ sông và ném cỗ xuống nước cho ông thưởng.

Còn Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày tết đoan dương cùng rủ nhai vào núi hái thuốc , gặp hai tiên nữ kết duyên. Sau thời gian nửa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đành đưa tiễn chồng về quê cũ. Vì thời gian ở tiên cảnh chỉ có nửa năm nhưng là mấy trăm năm ở cõi trần. Hai chàng thấy phong cảnh quê nhà đã khác xưa, người quen thì đã ra người thiên cổ, hai chàng bèn rủ nhau trở lại cõi tiễn nhưng không được. Hai chàng ra đi mà không thấy trở về...

Trong ngày tết Đoan ngọ, thuở xưa ở các làng xã có tế thần ở đình, đền, ở thôn, xóm thì cúng miếu. Tại gia đình thì sửa cúng tổ tiên và cúng Thổ công, lễ cúng là phẩm vật toàn trái cây. Riêng các gia đình thầy thuốc còn có thêm lễ cúng Thánh sư.

Sau lễ cúng tết Đoan ngọ là các tục lệ như tục giết sâu bọ, tục nhuộm móng chân, móng tay, tục tắm nước lá mùi, tục khảo cây lấy quả, tục hái thuốc vào giờ Ngọ, tục treo ngải cứu để trừ tà...

Phần lớn các tục lệ trên đây nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá mùi và tục đi hái lá thuốc. Nhiều địa phương ở ven sông, ven biển thay vì tắm nước lá mùi thì đúng giờ ngọ họ đi tắm sông, tắm biển gọi là tắm mồng 5 tháng 5.

Ở một số nơi còn giữ tục tết thầy học, tết thầy lang trong dịp này để trả ơn sựdạy dỗ của thầy giáo và đền ơn cứu bệnh của thầy lang.

Cũng như nhiều các lễ tiết khác, tết Đoan ngọ nguyên sơ từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam nhưng đến nước ta nó lại bị biến đổi mang một hình thức và ý nghĩa khác. Những tập tục trong lễ tết được xây dựng trên căn bản nhân nghĩa và đạo đức truyền thống. Những tục lệ tết thầy giáo, thầy thuốc, biếu tặng những người đã tri ân cho mình đã chứng tỏ rằng, lễ giáo của ta rất được tôn trọng, và những ân sâu nghĩa trọng không bao giờ quên.

Tết Đoan ngọ ngày nay, qua mọi biến đổi của thời cuộc vẫn tồn tại trong nhân dân với ý nghĩa thiết thực và thiêng liêng của nó. Ăn tết Đoan ngọ, chúng ta cần tìm hiểu giá trị và tinh thần của ngày tết này....

Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm

Theo Nguyễn Nhân Thống Muivi
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cách muối cà pháo cá sốt bánh cam nướng ngon thịt nấu cac mon sup Nà m Mẻ thứ gia vị truyền thống đặc cach lam ga cuon ngô dien lẩu phá lấu nau canh khoai tay voi nam salad cà banh Kashiwamochi bánh mít vịt hầm xì dầu Cánh Gà chiên chao bo cau Chè đậu đỏ nam Kim cham Tuong ngọt sa lát gà ngũ sắc Túi mực bạch tuộc nướng nui trộn với nước sốt lạc Bánh đậu xanh nướng nylon bun xao hấp bánh khoai lang Ot ngot cá chiên giòn lam ca loc hap bau cóc ngào muối ớt chia kem sua đóng chè buoi thi ba chi bi do bánh đúc bi đo quận kem trái cây bánh rắn công thức cá cơm kho riềng moothie chuối xoài kem hương dứa trà hoa hồng lam xoi bap ngon Hít hà với món ngon từ tôm nõn cach nau ga sot bo canh rieu ca ngan nau dua thom ngon công thức bánh xèo hải sản cha ca thom ngon trào cháo đậu đỏ hợp hải sản rang cùi dừa dau phu ngon cha muc ngon Bà m thịt xào nui lạp vịt cải thảo Kho thit mi nau gan heo goi oc giac sữa chua mít cuối tuần chuối làm bánh bánh lê tươi nhuộm màu ngắm 9 ý tưởng độc đáo cho bữa tiệc đồ công thức bánh trung thu không cần lò bạc hà Thịt trâu bánh mỳ nhân gà bánh mì sandwich cà chua ca chep Mít trộn tôm thịt ngon mê ly chiên nước mắm Mùa này bà nội trợ nên mua trái cây bánh phô mai xoài chả giò nhân trái cây tôm xóc tỏi trang trí nhà đón năm mới Nước leo nước ép cà rốt bưởi thit lon rang muoi me bí quyết nấu lẩu mắm miền Tây rau day cháo hạt sen Món Âu ca hoi kho tieu Cá kèo trong ẩm thực của người miền sushi nhat ban làm kimbap canh ga nuong sot cam goi bo kho cÃƒÆ Basa bó goi gia do chay cá kèo khọ cach lam goi ngon đùi gà hầm Hà Nam kho cà ngon đừng Món ngan thịt quay tào gà xào sả tac sữa chua sức khỏe dinh dưỡng tiêu cơm rang dứa banh khoai lang nuong ngon gà ham sảng sốt chua ngọt chậu cảnh