Việc rửa chén bát hàng ngày đúng cách sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ còn ngược lại, nếu rửa bát không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.,Tất tần tật các lợi...
Tất tần tật các lợi ích và tác hại từ việc rửa chén bát hàng ngày

Lợi ích bất ngờ từ việc rửa chén bát hàng ngày

Một nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Florida cho thấy những hành động giản đơn của việc rửa bát đĩa thực sự có thể khuyến khích những ý niệm tốt đẹp. Hơn thế nữa, rửa chén bát còn cải thiện phúc lợi, giải tỏa căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

me
Rửa chén bát còn cải thiện phúc lợi, giải tỏa căng thẳng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí “Mindfulness” và có năm mươi mốt sinh viên đại học tham gia. Hơn một nửa số người tham gia đã được dạy về việc tập trung vào các trải nghiệm tâm lý khi rửa chén bát như hương thơm của xà phòng, cảm giác của bọt xà phòng, nhiệt độ của nước và các hình dáng, thiết kế của bát đĩa.  Những người còn lại tham gia nghiên cứu chỉ đơn thuần tập trung vào việc hoàn thành việc rửa bát.

Các nhà nghiên cứu đã có những phát hiện quan trọng. Các sinh viên đã được học về cách tiếp cận nghiên cứu giảm 27% lo lắng và tăng 25% cảm giác hào hứng sau khi rửa chén bát. Mặt khác, nhóm sinh viên chỉ tập trung vào việc rửa bát có triệu chứng căng thẳng và làm việc quá sức. Ý niệm của việc rửa chén bát có thể là một phương pháp trị liệu hiệu quả.

Ông Adam Hanley – một trong số nhà nghiên cứu tiến hành báo cáo cho biết: “Tôi đã có một mối quan tâm đến ý niệm trong nhiều năm.

Tôi đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để các hoạt động thường ngày trong cuộc sống có thể sử dụng để thúc đẩy tâm trạng, do đó có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc trong tâm của mỗi người”.

Tác hại nguy hiểm từ nước rửa chén bát

Hóa chất có trong thành phần của nước rửa bát nếu rửa không sạch sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nếu chúng ta ăn phải.

Dị ứng, bong tróc da tay

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, phần lớn các loại nước rửa bát không đạt chất lượng đều chứa các thành phần hóa chất như Benzyl, Polyetylen, Sodium hypochlorite, Chlorine… Đó đều là những chất hóa học rất độc hại đối với sức khỏe.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này trong quá trình rửa bát có thể gây dị ứng, kích ứng, làm bong tróc da tay, khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn… Đối với những người có cơ địa nhạy cảm, tình trạng dị ứng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, nhất là khi dùng phải nước rửa bát kém chất lượng, hàng giả… Về lâu dài, điều này còn có thể dẫn tới viêm da.

Ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa

Các hóa chất có trong thành phần của nước rửa bát nếu rửa không sạch sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nếu chúng ta ăn phải. Khi còn dính lại trên bát đĩa và được đưa vào cơ thể, các hóa chất đó có thể tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, khiến chức năng của hệ men tiêu hóa bị suy giảm.

Nguy hiểm hơn, nếu chúng ta sử dụng nước rửa bát có nguồn gốc không rõ ràng, hàng giả, hàng kém chất lượng còn có nguy cơ ăn phải phẩm màu công nghiệp. Chất này sẽ dễ dàng gây ra ngộ độc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đe dọa sức khỏe hệ hô hấp và thần kinh

Các chất tạo mùi cùng các hóa chất có trong nước rửa bát không rõ nguồn gốc có khả năng phát tán trong không khí rất lớn. Điều này vô cùng nghiêm trọng bởi nếu thường xuyên hít phải các chất đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh. Về lâu dài, nó có thể gây đau đầu, thở gấp hoặc khó thở…

Không những thế, điều này còn đe dọa sức khỏe của hệ hô hấp và hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở các bộ phận có liên quan.

Nguy cơ ung thư

Việc tiếp xúc với nước rửa bát kém chất lượng thường xuyên qua quá trình rửa bát không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới da, làm cho da bị bào mòn, mỏng đi và dẫn tới viêm da. Về lâu dài, nó còn có thể gây ung thư da.

Nguyên nhân là do các hóa chất độc hại có trong đó khiến cho tế bào da bị phá hủy. Vì thế, chúng ta cần hết sức chú ý khi sử dụng nước rửa bát. 

Sai lầm chết người dễ mắc khi rửa bát

1. Cho trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa.

me
Cho trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa. 

Một quan niệm phổ biến là dung dịch rửa chén càng đậm đặc thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Do đó, rất nhiều chị em thường xuyên cho trực tiếp nước xà phòng lên bát đĩa. Cách làm này khiến cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa (dù đã rửa thật sạch và không còn sờ thấy nhờn rít). Lần sau, khi sử dụng chính cái bát đó để đựng đồ ăn, hóa chất sẽ thấm vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình một cách dần dần và từ từ.

2. Tráng bát đĩa không sạch

Quét nhà, lau nhà, giặt quần áo, tắm cho con, dạy bé học,...- một núi việc mà còn phải nấu cơm, rửa bát hai lần một ngày khiến nhiều chị em rút ngắn công đoạn. Rất nhiều gia đình tráng luôn bát đĩa dưới vòi nước cho đến khi không thấy bọt xà phòng hay sờ hết nhờn rít là ổn.

Trên thực tế, hóa chất lúc này vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu chỉ xối qua loa và xoa xoa bằng tay. Để làm sạch hẳn, bạn cần tráng ít nhất hai lần nước - lần một vẫn dùng giẻ rửa bát, lần hai bằng tay. 

3. Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng

Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng. Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa thật sạch. Việc này khiến hóa chất càng thấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.

Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,...bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã thấm hóa chất thì không thể nào rửa thật sạch hết được. Hóa chất sẽ thấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.

4. Lấy quá nhiều nước rửa bát

Các bà nội trợ hay có tâm lí càng nhiều dung dịch tẩy rửa càng sạch, càng nhiều bọt càng sạch. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước rửa bát khiến cho việc rửa thật sạch hóa chất càng tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

5. Không đeo găng tay khi rửa bát

Có rất nhiều chị em lười đeo găng vì lí do cảm giác khó khăn trong khi thao tác khiến bát đĩa rửa không sạch. Đây chỉ là lí do ngụy biện khi bạn chỉ cần mua đúng loại găng tay có kích cỡ phù hợp với mình là có thể dễ dàng sử dụng.

Các hóa chất độc hại có trong nước rửa bát sẽ trực tiếp làm hỏng da tay của bạn. Khi đó, đôi tay sẽ trở nên nhăn nheo, thô ráp, thậm chí bị nứt nẻ. Nguy hại hơn nữa, các hóa chất có thể thẩm thấu dễ dàng qua da, xâm nhập vào cơ thể.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

xào gà với hạt tiêu salad giá cay ngâm giấm sot ca chua ngon Bánh mỳ sinh tố dứa và mồng tơi ốc móng tay Rau muống xào ốc móng tay cơm gà hội an canh chua ca qua nau cháo lươn oc nau chuoi xanh thạch sữa cơm chiên cà rốt đậu que mien tom quả ớt Mẹo bảo nau an mon ngon Cach lam bo vien Món an chay nau thit ngon chao bo cau Mà con cua món ăn mùa đông cach lam chao nhìn là thèm chè thạch chuối Duoi bo ham công thức bò xào đậu sốt dầu hào Trè æ½ Vừa món ăn từ thịt gà mùa sen những món ngon từ cá cơm Cá cơm chiên món rán Chim cút rán ngũ vị hương Ngõ bánh kem Chung Canh bánh đa cua muỗng canh nau khoai lang Hạn ca duoi xao Gan phà Šcông thức làm thịt kho văn phòng phẩm sau ngam ngon cách làm chè trôi nước món lau rau bí xào tôm chè đậu đỏ xoài cach lam salad ca ngu khu vui chơi yen mi bim bim da heo bí đao Măng chua bún thang tự làm ruốc cá lóc thịt gà rán giòn làm thạch Hà n nau xoi dua ngon goi ca loc ngon huong dan nâu an cÃƒÆ kho cÃƒÆ ri thu đỏ Banh khoai mi uc ga rang muoi ngon sai lầm ăn kiêng bỏ bữa ăn ít gan heo nấu giá Thái che bien ca ngon bánh flan mứt dứa canh chả cá nhồi khổ qua lam yaourt tui nấm kim châm hấp Cách nau che xào bò với lá lốt cach lam mon phá lấu bò Hủ tiếu nam vang kho chả cá với tiêu súp cần tây măng tây kho ca kho cach lam banh dau xanh Hướng dẫn cách gọt và bày hoa quả Hướng dẫn làm cánh bướm trang trí cốc Oreo làm bánh giò học cách gói bánh chưng Nước mắm chua tóc thực phẩm lê dâu tây bò om khoai tây cach nau pho ngon bánh mousse lam cÃƒÆ miền cách làm thịt sốt chua ngọt cãi muối làm chả đậu xanh banh hinh hoa công thức cháo cua cach lam banh khoai lẩu lẩu hoa bông kim châm thiên lý banh oreo cheese cách nướng gà đơn giản nau chao ca chep ga ham trai vai hat sen Hủ tiếu Nam Vang Tennessee chia cách làm bánh canh chả cá cach lam uc ga nhoi lạp xưởng chiên com rang tom dua Ẫm