Quả lựu tròn to, hạt lựu đỏ mọng, đẹp mắt nhưng nhiều người lại ngại ăn vì nó quá nhiều hạt nên đôi khi chỉ để bài trí cho đẹp. Thế nhưng, ít người biết hết công dụng quý báu của quả lựu nói riêng và cây lựu nói chung.
Tác dụng sức khỏe không ngờ từ trái lựu

Ở Việt Nam, lựu đã được trồng khá lâu nhưng quả lựu không phải là loại trái cây thông dụng lắm. Người ta thường tách những hạt nhỏ li ti mọng nước rồi ăn từng hạt như một trò giải trí chứ chưa xem đó là loại trái cây yêu thích dù mùi vị của hạt lựu chua chua, ngọt ngọt, rất hấp dẫn và quả lựu để được lâu ngày, dễ ăn, dễ bảo quản.

  • 1

    Bộ phận nào cũng quý

    Tuy là loại trái cây không được ưa thích nhưng về mặt khoa học, bộ phận nào trên cây lựu cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì quả lựu. Quả để ăn; thân, vỏ bào chế thuốc và làm cảnh. Về phương diện  y học, tất cả các bộ phận của cây lựu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

    Tác dụng sức khỏe không ngờ từ trái lựu - 1 

    Theo lương  y Vũ Quốc Trung, về thành phần hóa học, mỗi bộ phận trên cây lựu chứa một số hoạt chất khác nhau, đều rất có ích cho sự phát triển của cơ thể. Chẳng hạn, quả lựu chứa nhiều ka-li, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tannin, granatin, peletierin, izopeletierin… Trong Đông y, vỏ quả lựu (gọi là thạch lựu bì) có vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, lương huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ có vị đắng chát, tính ấm, sát trùng nên thường được dùng để tẩy sán.

    Có thể nói ngắn gọn, với các thành phần như vậy thì cây lựu có tác dụng cầm máu, sát khuẩn, trừ sán, bổ phổi, ích thận, kích thích ăn uống…

  • 2

    Thuốc hay từ lựu

    Với những công dụng trên, cây lựu đã được dùng để bào chế thành nhiều loại thuốc quý. Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, Đông y đã sử dụng cây lựu để chữa nhiều bệnh như: kiết lỵ, ho ra máu, bạch đới (khí hư), băng huyết… Dưới đây là một số bài thuốc giản đơn mà bạn có thể tự làm tại nhà:

    - Ép quả lựu lấy nước uống để giải khát:

    Quả lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất lớn nên giúp chống lại quá trình lão hóa, tăng cường đàn hồi cho da, thậm chí còn làm mờ vết nhăn giúp da căng mịn. Ngoài ra, nước ép quả lựu còn chứa các dưỡng chất tốt cho da như: selen, vitamin E và kẽm. Đặc biệt, quả lựu còn chứa các flavonoid có tác dụng chống kích ứng da.

    - Ngâm hoa lựu cùng với đường phèn:

    Rồi nấu hỗn hợp này uống trước khi đi ngủ để chữa ho.

    - Sắc vỏ quả lựu cùng với hạt cau già:

    Dùng để uống sẽ bài trừ được giun sán.

    - Giảm rong huyết:

    Chị em có thể dùng quả lựu chín còn nguyên vỏ đã muối (giống muối dưa) nấu canh với thịt heo để ăn.

    - Sâu răng:

    Dùng vỏ thân cây hoặc vỏ quả lựu sắc thật đặc rồi ngậm.

    - Nếu bị ghẻ ngứa:

    Có thể dùng vỏ quả lựu sắc lấy nước để ngâm, bôi lên chỗ bị tổn thương hoặc giã nhuyễn lá lựu tươi xoa lên vết lở.

    - Viêm loét trong miệng:

    Lấy hạt lựu giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước, để nguội, ngậm nhiều lần trong ngày.

    Tác dụng sức khỏe không ngờ từ trái lựu - 2

  • 3

    Tốt nhưng phải đúng liều

    Nói thêm về công dụng của lựu, TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng khẳng định, cây lựu rất tốt cho sức khỏe. Lựu có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè. Khi nấu canh, cho vào một số hạt lựu tươi sẽ giúp phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hóa tốt. Trong trường hợp tiêu hóa kém, có thể dùng hạt lựu sấy khô, tán bột pha với nước hoặc giã nát quả lựu tươi (để nguyên vỏ) rồi sắc với vài hạt muối để uống.

    Cũng theo TS. Lâm, lựu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng tùy loại bệnh mà người ta dùng bộ phận tương ứng trên cây lựu để chữa.

    Ngoài ra, khi sử dụng nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia để có cách dùng hiệu quả nhất.

    Còn lương y Vũ Quốc Trung thì lưu ý cụ thể là mỗi ngày chỉ nên dùng từ 15 – 30 gram vỏ quả hay vỏ thân cây lựu mà thôi.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Đồ uống & Sức khỏe

sinh tố chuối sữa sinh tố dừa học làm bánh kem chả giò chien thịt heo xào nui che kho tự làm chè bơ xôi ngọt bí quyết là bánh nhót Cách lam mam Tep Bánh Trung Thu sa tế tự làm rau câu vải tại nhà bánh bột lọc rau củ Kheo tay xổi tờ Làm kem sup cua lot thom ngon bo xao sate La gu gÃƒÆ chè sen đường phèn Lam banh salad thịt nướng canh hải sản bí đao Nhậu bao tu Những loại bánh ngon có tên lạ Sức khỏe Xôi banh khoai mon chien me banh macaroon banh ngo chien trung banh trung tu flan be bánh nhân xoài bong bi xao toi bánh cuốn thịt băm ca rot cây cach lam com ruou mien nam cach lam mut dua soi cach lam tai lon cach nau cá thu đao Tuyết Nguyễn Kim chi homemade ngon chuẩn cach nau ca cach nau chao tiet heo Trứng chiên thịt bằma> cháo sườn bí ngô cách nấu xôi vò cha rong bien cuộc dac san buoi tien vua dua cai dui ga sot tuong huong dan lam xoai lac huyet lưởi heo sốt tương ớt lap xuong sot quat món Nhật mũi mứt đu đủ xoi che mien trung mon an viet nam nhẫn for teens rau bo khai túi vải chùm ngây nấu thịt heo bằm tiệc tom nuong sa ngon bo uc nuong ngon tr ² cach lam chuoi nêp nuong ca chep kho viêm gan viêm gan cấp và mãn trị viêm bò kho banh mì gỏi miên chay yến banh xop bò xào bò xào cần gà xào gừng Nhật mut dau trang đậu hũ chiên cuộn cơm cach lam canh mang cat lon Tuyết Nguyễn Mực ống nhồi thịt họa tiết trang trí banh flan chocolate Làm bánh chai nhựa canh ca chua Bánh mi nhan man rượu pha với sữa hau nuong muoi ot sot cay bánh khoai mì chien canh ớt chuông tắc chưng đường phèn suong sa chè hoa cau xôi nếp chuối rán cach lam kem thach Đà Nẵng chế biến nấm cong thuc banh que kem dừa đậu hũ non là sen Cách làm xôi nếp cẩm khô cá cơm tiết canh ga ham sã làm bánh pie từ mì ý bánh xèo nấu canh ngao với măng cá kho tộ canh nam ngon lòng gà xào cô ve sốt Tỏi gà nướng mềm ngọt đường quế Những căn bếp sang chảnh hớp hồn kim chỉ