1. Măng khô
Rửa măng thật sạch. Đem ngâm nước từ 5 -6 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Trong lúc ngâm nên thay nước từ 1 -2 lần để loại bỏ bớt vị đắng. Sau khi ngâm, vớt ra để ráo nước.
Đun nước sôi, cho măng vào nấu đến khi cảm thấy măng đã mềm. Vớt ra để măng nguội, rồi xé sợi để chuẩn bị sẵn chế biến.
2. Bóng bì
Ngâm bóng bì trong nước cho mềm ra. Dùng 100 ml rượu cho 2 miếng bóng bì (gia giảm nhiều ít tùy số lượng bóng) và một quả dừng xắt lát để khử mùi. Ngâm trong hỗn hợp 10 phút.
Vớt ra, cắt thành miếng vuông chuẩn bị sẵn chế biến.
3. Lạp xưởng
Đổ nước xâm xấp vào chảo để lửa hơi lớn. Cho lạp xưởng vào, đảo cho chín đều các mặt. Khi nước đã sôi, giảm lửa vừa và đảo liền tay.
Khi mỡ vàng trong lạp xưởng bắt đầu chảy ra, nấu thêm 5 phút rồi tắt lửa. Cách làm này sẽ giúp giảm bớt lượng dầu mỡ và giữ cho mùi vị lạp xưởng được thơm ngon.
4. Củ kiệu
Cắt bỏ đầu rễ củ kiệu và rửa thật sạch bằng nước muối. Cắt sát vừa tới không để phạm vào thân kiệu, vì dễ gây úng kiệu.
Ngâm trong nước đá 20 phút cho kiệu giòn. Mang đi phơi nắng đến khi thấy lớp ngoài hơi héo thì mang vào. rửa thật sạch lại và chế biến.
5. Hành tây
Lột lớp vỏ ngoài của hành tây rồi mang ngâm vào nước đá 10 phút, hoặc bỏ vào ngăn đá 10 phút. Vớt hành ra, lột thêm lớp vỏ rồi rửa thật sạch. Giờ bạn có thể cắt bao nhiêu hành mà không sợ bị cay mắt, đồng thời hành cũng giòn hơn nếu ăn sống với rau trộn.
Tổng hợp & BT: Thúy Hằng (NauNgon.com)