Những ngày thời tiết se lạnh, người ta thích nhất là tụ tập bạn bè ngồi với nhau quanh nồi lẩu nóng hổi. Sài Gòn đa hương vị lẩu
Sài Gòn đa hương vị lẩu

Mọi người vừa thưởng thức hơi nóng nghi ngút từ nồi lẩu bốc ra trên chiếc bếp rực lửa, vừa trò chuyện râm ran. Không ai biết chính xác lẩu du nhập vào Sài Gòn từ bao giờ, nhưng giờ đây lẩu đã trở thành một văn hóa không thể thiếu của người Sài thành. Từ các khách sạn 5 sao, các nhà hàng, đến các quán ăn nhỏ và những bữa ăn trong gia đình, lẩu luôn hiện diện và nằm trong thực đơn không thể thiếu. Từ một số loại lẩu ban đầu như lẩu mắm, lẩu thập cẩm… giờ đây người Sài Gòn đã có thể tự hào về một bộ sưu tập phong phú – đa dạng của các món lẩu như lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu nấm… và người ta khó có thể nào biết được hiện nay có bao nhiêu loại lẩu. Và trong mỗi loại lẩu ấy, mỗi nhà hàng, quán ăn lại có cách “biến hóa” để món lẩu của họ trở thành lạ miệng và có vị đặc biệt hơn, thu hút thực khách.

Có thể nói rằng món lẩu là sự “biến tấu” từ món canh vốn đã quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người Nam bộ. Từ những món canh bình dân ấy, họ đã khéo léo vận dụng cách chế biến để trở thành món lẩu ngày nay. Để làm một món lẩu, điều đầu tiên là không thể thiếu các nguyên liệu tươi sống và những món rau tươi ngon. Với ý nghĩa vừa thưởng thức vừa tự phục vụ, nồi lẩu thường được đặt trên bếp rực lửa, có thể là loại bếp ga mini du lịch, hoặc loại bếp sử dụng cồn. Các nguyên liệu tươi sống thường được bày ra một chiếc dĩa, đợi khi nồi lẩu sôi sùng sục, người ta bỏ các nguyên liệu tươi sống, nhúng vừa chín tới, sau đó tiếp tục cho các loại rau vào và thưởng thức. Cứ như vậy, khi ăn tới đâu thực khách lại bỏ các nguyên liệu tới đó. Vì thế mà câu chuyện cũng theo nồi lẩu càng thú vị dần và kéo dài mãi!


Mỗi loại lẩu lại cho thực khách một hương vị riêng, có lẽ vì thế mà công thức chế biến các loại lẩu không hề giống nhau. Nếu chế biến lẩu mắm, thì nước dùng không thể thiếu vị của mắm, mà người ta hay sử dụng là mắm cá linh, cá sặc. Thêm vào đó, là các loại rau đồng quê chính là “hồn” của món lẩu này như: bông súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, bông bí, bông so đũa, lục bình, rau muống, rau nhút, cần nước, rau đắng, rau đắng đất, kèo nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím… Kết hợp với các nguyên liệu như: thịt heo quay, mực, tôm… nồi lẩu sẽ luôn kích thích vị giác của người thưởng thức.

Đối với lẩu thập cẩm thì lại khác, nước dùng được chế biến từ xương heo, bò, gà và ăn kèm là các nguyên liệu không thể thiếu như: tim, bầu dục, thịt bò, chả cá, giò sống, cần tây, hành tây… Lẩu hải sản thì lại cho hương vị của nước dùng có vị ngọt từ xương cá, đầu và đuôi tôm, ăn kèm là mực, tôm, cá, cà chua, rau cần rau cải…

Trong những năm trở lại đây, lẩu Thái và lẩu nấm có lẽ là 2 loại lẩu được thực khách ưa chuộng hơn cả. Lạ miệng, lại bổ dưỡng, 2 món lẩu này đã chiếm được “tình cảm” bất cứ ai khi lần đầu tiên thưởng thức. Và nhắc đến lẩu nấm, người ta không thể nào bỏ qua nhà hàng Ashimar – nhà hàng đã tạo nên thương hiệu cho mình với món lẩu nấm theo công thực “độc quyền” sử dụng các loại nấm thiên nhiên như nấm vị cua, nấm mỡ gà, nấm bò ngũ vị… khiến cho thực khách không thể bỏ qua.

Bên cạnh lẩu nấm, người ta cũng dễ dàng tìm thấy món lẩu Thái tại các nhà hàng Thái Lan và ngay tại các quán ăn Việt Nam thuần túy. Sử dụng các hương vị như sả, gừng, lá chanh kết hợp với vị cay của người Thái, món lẩu Thái cũng rất được thực khách thích thú với hương vị chua chua ngọt ngọt đã góp phần làm bữa tiệc ẩm thực của mọi người thêm phần tinh túy hơn.

Không thể kể hết những hương vị của từng loại lẩu hiện diện ở Sài Gòn, tuy thế mỗi loại lẩu lại mang một nét đặc trưng, một nét rất riêng, để thực khách không nhàm chán với sự lựa chọn của chính mình. Có lẽ cũng vì thế mà lẩu là món ăn dễ đi sâu vào lòng người nhất!

Theo Khánh Nhật Phụ nữ
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

món chè lạ com van phong ngon keo chuoi gung nau chào vịt bánh trứng nhân nho mon chay hấp chả tôm hoành thánh cuốn tôm lẩu gà ngon mứt dừa vị trái cây Làm mứt dừa trà trái đào tươi giam can bang lowcarb canh hầm bổ dưỡng Banh bara birth cake ngon tôm sốt chanh Giá bánh quy sốt trái cây NEM chua com van phong ngon canh ham cach lam ca tim sot thi bam cach lam mi xao gion ngon siro gà rang cach trong rau mam lem cach nau chao thit che com bánh flan caramel hủ tiếu chiên giòn bánh nướng nam bộ Cách làm cá sốt nấm bánh kem rán làm bánh brownies sữa chua mát lạnh ngày hè Tự làm bi do rong bien cách làm lươn khô tinh dầu sức khỏe làm đẹp oải banh bo nuong quá Thiết bị chè vải món lạ tết nữ tính cach lam Bánh đa nướng cá hố kho niêu đất Cún Khang Tự làm bánh rán Doraemon ngon che sau rieng cách làm bún cá cam ga nuong me món ăn chính Canh ga sot me chua ngot công thức gà tiềm ớt hiểm banh cookies thịt bò xào rau củ Món ngon từ rau sam Trần Văn Minh Nhân viên văn phòng sinh tố thơm dâu tây tom hap dế Hoa cúc xinh xắn từ trứng và xúc xích bánh bông lan mềm bánh quy đậu nành mứt gừng dẻo kẹo con vịt muc nhoi thit nuong thịt trâu công thức soup cần tây nướng bún riêu bánh cookies xôi đỗ đen xứ Quảng Lạ lạ xôi đa riềng ẩm thực Sài Gòn bo nuong phà ŠLoại độc tố cho cơ thể bằng rau củ lam banh mi bo sua nước ép lê cơm niêu chấm kho quẹt cha oc gion cay nước dừa món giải khát lam banh bot loc ngon miền Nam banh mi oc que dГўu bánh gối nông nước lam banh macaron kieu phap ga tiem bat buu lam mien tron muc tieu xanh Hạt sen hoÃng chả giò bắp nếp cách nấu canh cua mồng tơi thùng thịt gà nướng kiểu thổ dân Cá ngừ canh bi nhoi thit Phân biệt dầu dừa nguyên chất và tạp thịt kho củ cải che nep nuoc cot dua nau dau bánh bí rợ hạnh nhân bánh bí đỏ nho khô chè nếp cẩm đậu ván Làm Bánh bao patê giảm cân giữ dáng kem vanilla vani cách làm Hà Ly rang đậu luon chien sa ot nuoc ep cam dua ngon bánh bột lọc miền bắc banh bong lan co ban những món xôi ngon dua deo