Những ngày thời tiết se lạnh, người ta thích nhất là tụ tập bạn bè ngồi với nhau quanh nồi lẩu nóng hổi. Sài Gòn đa hương vị lẩu
Sài Gòn đa hương vị lẩu

Mọi người vừa thưởng thức hơi nóng nghi ngút từ nồi lẩu bốc ra trên chiếc bếp rực lửa, vừa trò chuyện râm ran. Không ai biết chính xác lẩu du nhập vào Sài Gòn từ bao giờ, nhưng giờ đây lẩu đã trở thành một văn hóa không thể thiếu của người Sài thành. Từ các khách sạn 5 sao, các nhà hàng, đến các quán ăn nhỏ và những bữa ăn trong gia đình, lẩu luôn hiện diện và nằm trong thực đơn không thể thiếu. Từ một số loại lẩu ban đầu như lẩu mắm, lẩu thập cẩm… giờ đây người Sài Gòn đã có thể tự hào về một bộ sưu tập phong phú – đa dạng của các món lẩu như lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu nấm… và người ta khó có thể nào biết được hiện nay có bao nhiêu loại lẩu. Và trong mỗi loại lẩu ấy, mỗi nhà hàng, quán ăn lại có cách “biến hóa” để món lẩu của họ trở thành lạ miệng và có vị đặc biệt hơn, thu hút thực khách.

Có thể nói rằng món lẩu là sự “biến tấu” từ món canh vốn đã quen thuộc trong đời sống ẩm thực của người Nam bộ. Từ những món canh bình dân ấy, họ đã khéo léo vận dụng cách chế biến để trở thành món lẩu ngày nay. Để làm một món lẩu, điều đầu tiên là không thể thiếu các nguyên liệu tươi sống và những món rau tươi ngon. Với ý nghĩa vừa thưởng thức vừa tự phục vụ, nồi lẩu thường được đặt trên bếp rực lửa, có thể là loại bếp ga mini du lịch, hoặc loại bếp sử dụng cồn. Các nguyên liệu tươi sống thường được bày ra một chiếc dĩa, đợi khi nồi lẩu sôi sùng sục, người ta bỏ các nguyên liệu tươi sống, nhúng vừa chín tới, sau đó tiếp tục cho các loại rau vào và thưởng thức. Cứ như vậy, khi ăn tới đâu thực khách lại bỏ các nguyên liệu tới đó. Vì thế mà câu chuyện cũng theo nồi lẩu càng thú vị dần và kéo dài mãi!


Mỗi loại lẩu lại cho thực khách một hương vị riêng, có lẽ vì thế mà công thức chế biến các loại lẩu không hề giống nhau. Nếu chế biến lẩu mắm, thì nước dùng không thể thiếu vị của mắm, mà người ta hay sử dụng là mắm cá linh, cá sặc. Thêm vào đó, là các loại rau đồng quê chính là “hồn” của món lẩu này như: bông súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, bông bí, bông so đũa, lục bình, rau muống, rau nhút, cần nước, rau đắng, rau đắng đất, kèo nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím… Kết hợp với các nguyên liệu như: thịt heo quay, mực, tôm… nồi lẩu sẽ luôn kích thích vị giác của người thưởng thức.

Đối với lẩu thập cẩm thì lại khác, nước dùng được chế biến từ xương heo, bò, gà và ăn kèm là các nguyên liệu không thể thiếu như: tim, bầu dục, thịt bò, chả cá, giò sống, cần tây, hành tây… Lẩu hải sản thì lại cho hương vị của nước dùng có vị ngọt từ xương cá, đầu và đuôi tôm, ăn kèm là mực, tôm, cá, cà chua, rau cần rau cải…

Trong những năm trở lại đây, lẩu Thái và lẩu nấm có lẽ là 2 loại lẩu được thực khách ưa chuộng hơn cả. Lạ miệng, lại bổ dưỡng, 2 món lẩu này đã chiếm được “tình cảm” bất cứ ai khi lần đầu tiên thưởng thức. Và nhắc đến lẩu nấm, người ta không thể nào bỏ qua nhà hàng Ashimar – nhà hàng đã tạo nên thương hiệu cho mình với món lẩu nấm theo công thực “độc quyền” sử dụng các loại nấm thiên nhiên như nấm vị cua, nấm mỡ gà, nấm bò ngũ vị… khiến cho thực khách không thể bỏ qua.

Bên cạnh lẩu nấm, người ta cũng dễ dàng tìm thấy món lẩu Thái tại các nhà hàng Thái Lan và ngay tại các quán ăn Việt Nam thuần túy. Sử dụng các hương vị như sả, gừng, lá chanh kết hợp với vị cay của người Thái, món lẩu Thái cũng rất được thực khách thích thú với hương vị chua chua ngọt ngọt đã góp phần làm bữa tiệc ẩm thực của mọi người thêm phần tinh túy hơn.

Không thể kể hết những hương vị của từng loại lẩu hiện diện ở Sài Gòn, tuy thế mỗi loại lẩu lại mang một nét đặc trưng, một nét rất riêng, để thực khách không nhàm chán với sự lựa chọn của chính mình. Có lẽ cũng vì thế mà lẩu là món ăn dễ đi sâu vào lòng người nhất!

Theo Khánh Nhật Phụ nữ
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cách làm bánh crepe chuối cach lam com rang xa xiu thuc pham giau canxi nộm thập cẩm cố đô huế công thức cá hồi xào đậu cove và cà cách nấu canh tôm đậu hũ lá hẹ suon non rim xa xiu ngon cong thuc nau che tự làm hạt hướng dương tẩm gia vị một Hòa Bánh Lọc Mỹ Chánh Bánh lọc Quảng Trị bingsu canh cÃƒÆ Cách làm Bánh mì canh bí đao giò heo sau hanh nhan cach lam com nam rong bien Cách khử mùi cá tanh trên vật dụng chế hơi Chạch nước mắm chấm hải sản món kho món kho Thịt ba chỉ rim tôm Cách nấu chè bưởi phở phở gà Hà Nội Hà Ly ốc nhồi miến trộn rau củ Cách nướng banh mi Mẹo nấu ăn tép bua trua Com nau hat sen cach lam chẠgio banh nuong bo ngon ech xao xa ot xoai song nhúng MÃƒÆ chim cút nướng so diep sot tự làm hạt nêm từ nấm hương com chien tom dua Lê la các quán ngon nổi tiếng ở phố mon an viêt nam cách làm vịt kho cach lam banh chung nghệ an bánh quy hạt dẻ miến há cảo Đón rung Cách chọn trứng gà tươi và mới ngón tay cách bày hoa quả mon ga ham ngai cuu banh trang tron tự làm măng muối chua tự làm mứt chè đậu đỏ Thuá Ÿ Chan gÃƒÆ rau xanh tự làm mứt bí thố tự làm pizza đay nau an tự làm tương cà cách làm kẹo dẻo tự làm thiệp tự làm thiệp nổi tự làm xà phòng 7 thực phẩm bà bầu không nên ăn thit bo kho gung bầu nấu canh Trần Xuân Soạn Mẹo hay cho người sợ món cá Chẳng tự làm xúc xích de be thich an rau tự may áo mới cho cầu là banh tart dau tự may gối ôm Trung chien cháo tôm phô mai lươn om lá cách tự may túi nau trung gà rang sốt gà với nấm đông cô Đuông chà là món ngon độc đáo vùng Nam tac xi muoi dọn trang trí đĩa bưởi xào tai nạn ga noi ham sa tang tao say thom ca nuong gion huong dan lam ga nhoi xoi tart cơm nếp nhồi trứng cá rô ta rán giòn tau hu chien giond lam xoi xoai dau xanh tempura rau cu Mien tay tep mo mực xào với măng tep rang thùng thÃƒÆ p ca ngua xiên nướng Ba chỉ xiên nướng xèo thịt vịt thÃi thÃi mon au cua chien gion