Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những loại rau củ ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít sâu
Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất?



Khoai tây, khoai lang, khoai sọ, rau mùng tơi, dền, rau đay… là những loại rau củ ít bị "tấn công" bởi thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu vì ít sâu bệnh, vỏ dày.> Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất

Theo ông Nguyễn Quốc An, một chuyên gia nông nghiệp lâu năm, khoai tây là một trong những loại rau củ khá an toàn cho người tiêu dùng. Nông dân thường phun thuốc trên cây. Do đó, dư lượng thuốc trong củ khoai nằm dưới mặt đất thường thấp hơn trên lá.

Khoai lang, khoai sọ, hành tây... cũng được ông An xếp vào danh sách rau củ an toàn. Các giống khoai củ này thường ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Hơn nữa, những loại củ này sau thu hoạch để nhiều ngày nên dư lượng thuốc có thể giảm đi.

Ngoài ra, quả bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu tương đối đảm bảo vì các loại cây này vốn không nhiều sâu. Nếu có phun thuốc thì lượng nhiễm vào rau quả ít hơn so với loại rau khác do đặc tính có quá trình hình thành dài ngày. Các loại quả này thường để được lâu sau hái nên lượng thuốc (nếu có) cũng dần mất đi.

Trong các loại rau ăn lá, ông An tư vấn, người tiêu dùng nên chọn những loại rau ít bị sâu bệnh như rau đay, mùng tơi, rau dền, cần tây... Với loại rau gia vị, có rau mùi, thìa là, hẹ là khá an toàn.

Theo ông An, người tiêu dùng nên mua rau, củ đúng mùa vụ, lúc đó cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hơn, nên nông dân ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ về vấn đề về chất lượng rau củ, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho rằng, rau củ phải dùng phân bón mới phát triển được. Mỗi loại rau củ có quy định rõ ràng cách thức và thời gian bón trước khi thu hoạch. Thực tế vẫn có nông dân hôm trước phun thuốc vào rau cho bóng đẹp, hôm sau đã mang ra chợ bán.

Bà Tuyết, một nông dân tại thôn Tằng My, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội, cho biết bà ý thức trong việc giữ gìn sức khỏe cho chính gia đình mình và cho người dùng. Bà nói: 'Vừa rồi, gia đình tôi trồng hơn 2 sào bí xanh, mỗi sào được hơn 2.000 cây. Nếu không có sâu thì không phải phun thuốc, còn nhiều sâu là phải phun. Phun thuốc hóa học phải chờ khoảng 10 ngày đến 15 ngày mới thu hoạch, sử dụng thuốc sinh học, thời gian hái ngắn hơn, khoảng 3-5 ngày sau phun'.



Rau đay vốn ít sâu bệnh nên khá an toàn cho người tiêu dùng. Ảnh: VTC.

Theo ông Nguyễn Quốc An, thuốc bảo vệ thực vật cơ bản có 5 loại. Thuốc tiếp xúc được phun trên bề mặt rau, côn trùng tiếp xúc với thuốc sẽ bị tiêu diệt.

Loại thứ hai là độc vị, tức sâu chỉ chết khi thuốc đi qua hệ tiêu hóa của nó. Thứ ba là thuốc thấm sâu, tức khi phun lên lá rau, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong lá.

Tiếp đến là thuốc xông hơi, để diệt mối, mọt.

Cuối cùng là thuốc nội hấp. Cơ chế hoạt động của thuốc là thấm vào tế bào lá rồi đi khắp cơ thể cây rau và tiêu diệt sâu. Với cây bắp cải, trong quá trình cuốn lá, sâu tơ đã xâm nhập vào trong bắp cải và được nhiều lá ngoài che chắn. Vì vậy, nếu dùng các loại khác thì không thể tiêu diệt được sâu mà phải dùng thuốc nội hấp.

Khi thuốc được phun sẽ thấm vào từng tế bào, đi khắp cây rau. Sẽ nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu nông dân mới phun được vài hôm, thậm chí hôm trước, hôm sau đã mang đi bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao. Rau trước khi dùng được ngâm nước có thể phai thuốc phần nào, trường hợp dùng thuốc nội hấp thì có ngâm rau nhiều giờ cũng không thể hết, ông Ân cho biết.

(VTC)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Rau củ quả nào ít nhiễm hóa chất?

cách đỗ rau câu gỏi xoài bánh mì thịt nguội cách làm bánh chifon flan cach lam ca thu kho rieng cà chua xào trứng sẠy mỳ trứng cach lam khoai lang lắc Gà chiên xù công thức chè mít chè khoai sọ bột báng công thức gà kho cay thịt bò xao hanh tay cách tỉa dưa chuột hầm thịt bò chao bo cau Chung món kho Thịt ba chỉ kho dưa cải chua rau chân vịt xào Che dau trang nau thit ba roi kho dua thời hạn bảo quản thịt siro lựu mon che QuẠCất đồ dễ làm đẹp da chả mực rán dau co xôi nếp than Văn hóa ẩm thực trang trí táo hình răng tra dao ếch rán tỏi thit chien nuoc lát lốt sup mi thit bo bi ngo ham nama nhật bản ngheu hap thai đồ cho mẹ Giò lụa ná m gà dung ca rot lam banh miến xào thập cẩm ngon mực rim tom chien gung sashimi hải sản say thai rim mặn ngọt món ngon lễ valentine ca loc kho bau bánh kem canh ngao đậu hũ lựu cá viên xào hành bong lan nấu canh bí thịt viên thanh long nấu tôm ăn uống dạ dày đu đủ cơm chả giò cuốn thịt bằm làm nui chiên trứng cach lam mon oc nau chuoi cách hấp cá chim canh thịt Giòn tan Canh súp lơ bông cải Xa xiu nộm dạ dày thập cẩm Nộm dạ dày mực xào măng thịt bò bằm Giản lam tra sua chan trau làm bánh mỳ kem bánh nếp dâu Nhật Bản lạp nhung mon ngon Xôi Hà Nội khắc khoải nỗi nhớ mùa gói quà làm cháo sườn banh eclair Nóng Độc đáo món cá pỉnh tộp của người gỏi trái khế Làm sao để chuẩn bị mâm cỗ Tết đầy các món chè ngon Cách làm bánh lọt lá dứa Cach lam Che kho gỏi giá đỗ cạch nau hu tieu nam vang bún măng gà thịt rắn một món mỳ ý thơm béo được chế 15 món ngon Việt được đề cử kỷ lục huong dan lam banh gao ngon gà cuộn phô mát mùa thu thá bánh mỳ nướng bơ tỏi Bánh mỳ nướng công thức nấu ăn mứt mận xào Cá trê cách muối mận hậu dầm mận muối ớt Thit nướng cá cơm rang snack hồng Thịt lon món ăn bổ máu ngheu kho tieu Cha gio Sau MÓN XÀO cách nấu chè trôi nuớc canh tương đậu nành nấu cà tím món gỏi Gỏi bưởi vừa đẹp vừa ốc bươu lam banh quy madeleine