Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Phân biệt rượu ngoại thật, giả

Các nắp rượu thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại.

1.001 cách làm giả

GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, dù rượu của Việt Nam hay rượu Tây đều có nhiều cách làm giả. Đối với rượu Việt Nam, nếu giả thì thường là họ dùng cồn công nghiệp và phẩm màu, nhưng đối với rượu ngoại thì có nhiều cách giả hơn.
 
Có người làm giả nhãn mác bằng cách thu mua chai cũ, đóng nhãn mác mới, có người làm giả nút chai, có người lại làm giả chất lượng bằng việc pha chế rượu trắng với một tỉ lệ nhỏ rượu "xịn" cộng với chất tạo màu xanh, đỏ, sẫm tùy theo từng loại rượu, sao cho màu sắc giống với màu thật. Nhưng thường có 2 kiểu chính là rượu "quốc lủi" pha màu và rượu ngoại thật pha với rượu nội.

Với cả 2 thủ đoạn trên, các công đoạn từ súc chai, dán tem, vô nước, ấn nút đều bằng thủ công. Bằng "công nghệ" này, các đối tượng làm rượu giả đã tung ra thị trường hàng triệu chai rượu giả của các thương hiệu nổi tiếng như Red Label, St-Remy, Hennessy, Chivas, XO, Gold King...

Sự độc hại cho người dùng thì còn phụ thuộc vào hàm lượng và những "mánh khóe" của họ. Nếu dùng lượng cồn công nghiệp thì thường nhiều tạp chất, nếu dùng phẩm màu pha chế hàm lượng cao thì ảnh hưởng tới gan, thận, hệ thần kinh của người dùng là điều không tránh khỏi, và nhẹ thì chúng ta cũng bị lơ mơ, nhức đầu.

Nhận biết phải có kỹ năng

Ông Lý Ngọc Thắng, đội trưởng Đội Quản lý thị trường 3A, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, năm nay rượu giả có giảm so với những năm trước và họ ngày càng làm giả tinh vi hơn nên người tiêu dùng có kỹ năng mới nhận biết được.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm như: Thứ nhất là nhìn vào tem chai rượu đóng trên chai và nhãn mác phải trùng nhau. Thứ hai là nắp chai. Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình đậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật...

Thứ ba là màu rượu, đây là đặc điểm rất khó, và thường người sản xuất rượu chính hãng và người dùng chuyên nghiệp mới nhận ra được. Thông thường màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục... Thứ 4 có thể về mức rượu trong chai. Thông thường các chai rượu ngoại được đóng nắp tự động nên mức rượu rất bằng nhau, vì vậy nếu thấy chai nào khác biệt có thể nghi ngờ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết thêm, rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng hoặc ngửi, nếu thấy có mùi sốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

Tử vong do ngộ độc thực phẩm chủ yếu là rượu

TS  Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Quản lý Ngộ độc, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cảnh báo, rượu giả được làm rất tinh vi và phổ biến, rất khó phân biệt. Nhận biết rượu giả dựa vào hai chỉ tiêu chính là cảm quan và chất lượng. Về cảm quan xem xét trên nhãn mác, các chỉ tiêu công bố của nhà sản xuất... để biết về chất lượng rượu.

Nhưng thực tế ở nước ta, các chỉ tiêu này ít được biết đến, hơn nữa, có quá nhiều rượu ngoại, rượu lại được sản xuất ở nhiều nước khác nhau và phải biết được rượu thật từ đó mới biết rượu giả nên thực tế có khi mua phải rượu giả cũng không biết... và đó chính là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cái chết. Tình trạng chết do thực phẩm rất ít, đa phần là độc tố tự nhiên, còn hầu hết là do uống rượu.

Rượu giả được pha chế chủ yếu từ cồn công nghiệp rượu Methylic (rượu Methanol - CH3OH). Rượu Etanol (rượu đảm bảo) uống nhiều cũng gây ngộ độc nhưng còn đào thải được qua thận, gan...

Còn Ethanol không đào thải được, đi qua phổi là nguyên nhân khiến hàng trăm người chết ở Ấn Độ vừa qua. Đây là loại chất độc mạnh, chỉ cần uống 5 - 15ml có thể gây ngộ độc nặng (mệt lả, mạch nhanh, hạ huyết áp, giảm cảm giác, rối loạn ý thức, giảm phản xạ, hôn mê...), 15ml trở lên là gây mù loà, 30ml có thể gây tử vong.

Theo Phạm Hằng - Nhật Hà Bee.net.vn
Tổng hợp & BT:

Về Menu

rượu bia giải độc giã rượu dạ tiệc tết công thức nấu xôi xoài nấm hương món thịt kho lẩu che TrẠbánh phở cách làm thiệp Mon tron kẹo mè lạc Thịt Bò tai Cheesecake sữa sen cá nướng sườn trùng cha bong ca ngon mat com ga chien sua dua vi khuẩn cách làm bánh pudding bánh táo quế kèo chọn gà cách làm mứt dâu thực đơn món ngon mỗi ngày đậu hũ chiên bep banh nep lan dua Kẹo cu đơ banh da xao ngon siro mận bắc banh su kem trung hap thit bo cach lam thach hoa qua trẻ Mục hap Tà lá dứa Cùng BĂP 峄恈 món ngon miền bắc món tôm tôm hoa chi đậu hũ om nấm chay cach làm đậu hủ ngon amthuc detox dua hau sườn sườn xào chua ngọt sườn heo nem gÃƒÆ ð chao bo cau Vang Hạn bánh kem Trè æ½ gấp Vừa cu sen nau gi ngon Chung nấu chua Thịt bằm 2 Duoi bo ham NẠU bánh su kem trái cây mỳ Dễ Làm Rét tôm luộc sốt cocktail kho tau Cất đồ chỉ Món ăn giải nhiệt Lật đật c º 膼岷璵 đùi banh cupcake an tuong cho ngay Halloween Thiệp lam com chien ngon lọn chu bánh đúc lạc canh nấm nấu thịt canh cai xanh nau ngheu ngon kho cà ngon Là f5 đồ cũ khoai tây chiên kiểu pháp thit ga ham làm bánh âu banh mi cuon cha bong salad dâu tây hải sản xào bơ Kho thit công thức cà phê trứng nam nhoi cua món sang chà hoa sinh to xoai canh hến nấu rau nấu ăn ngon dui ga kho nuoc tuong ngon cacao Mông các món từ thịt vịt Ngô nếp bắp mỹ chiên bột Tự chế tranh cúc áo hình trái tim siêu Mật ông Những công dụng và bài thuốc tuyệt đà canh cÃƒÆ Cún Khang Làm latte trà xanh không khó gÃƒÆ ta đặc