Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay, nhưng xu hướng lựa chọn và tự chế biến các đồ uống từ những cây cỏ quanh nhà, quanh vườn theo kinh nghiệm dân gian vẫn còn khá nhiều người ưa chuộng.
Nước giải khát từ cây cỏ, lợi hay hại?

  • 1 Giải nhiệt cùng lá, hoa   Có thể kể ra những thứ thông dụng như nước trà xanh, nước cụ hoặc lá vối, nước nhân trần, nước la hán, nước chó đẻ răng cưa, nước rau má, nước chè vằng, nước mía, nước cỏ ngọt, nước râu ngô, nước cúc hoa, nước hoa hòe, nước quả dứa dại, nước mạch môn, nước đậu đan sao cháy, nước khổ qua, nước bí đao...   Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau để tạo nên những thứ nước giải khát thơm ngon, dễ uống và làm tăng hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, mát gan như hoa hòe với cúc hoa, đậu đen với mạch môn, nụ vối với la hán, râu ngô với quả dứa dại...   Thậm chí có thể phối hợp khá nhiều vị với nhau để tạo nên các loại trà tam bảo, ngũ bảo, bát bảo rất hấp dẫn.   Nhìn chung, các loại nước giải khát này đều không độc hại vì chúng được chế biến từ những cây cỏ mang tính thức ăn - vị thuốc và đã được sử dụng trong đời sống từ rất lâu đời.   Theo dược học cổ truyền, tất cả các loại nước giải khát này đều có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ khát, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng "tích nhiệt" trong cơ thể. Theo quan niệm của y học cổ truyền, "nhiệt" là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, nhiệt nặng hơn được gọi là "hỏa".   Nhiệt được tạo nên từ nhiều nguồn: từ ngoài là do ngoại tà xâm nhập vào bên trong cơ thể mà hóa sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa"; từ trong là do những rối loại về tình chí (yếu tố tinh thần kinh) và công năng các tạng phủ (yếu tố chuyển hóa) gây nên, được gọi là "ngũ khí hóa hỏa" và "nội thương hóa hỏa". Nước giải khát từ cây cỏ, lợi hay hại?   Tính chất của nhiệt là nóng bức, dễ gây hao tổn tân dịch và hình thể.   Tùy theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi, nhiệt tích ở đường tiêu hóa (tỳ, vị, đại, tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...   Bởi vậy, các loại nước giải nhiệt dân gian là hết sức có ý nghĩa trong mùa hè và với những người có thể chất "thiên nhiệt".
  • 2 Những điều cần lưu ý   Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ này đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.   Ngoài ra, tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như nước hoa cúc làm hạ huyết áp, nước hoa hòe làm bền vững thành mạch máu, nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào cho gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa...   Tuy nhiên, dù là thực phẩm đi nữa, khi sử dụng các loại giải khát, thanh nhiệt này cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:

    Trước hết, liều lượng cần vừa phải, tránh lạm dụng quá mức, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu, hay bị lạnh bụng, đi lỏng. Nếu có dùng cam thảo để tạo nên vị ngọt, dễ uống và điều hòa thì tuyệt đối không dùng quá nhiều, thông thường mỗi ấm trà chỉ cho vài ba lát là được.   Sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh rối loạn tiêu hóa.   Khi chọn mua các cây cỏ này ở dạng khô thì phải tránh thứ ẩm mốc và đã để quá lâu, không còn hoạt chất có lợi. Tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô, bảo quản cẩn thận để dùng dần.   Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối. Có thể nói, dùng cây cỏ làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là một thói quen tốt và đáng khích lệ vì loại đồ uống này rất có lợi cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại, không có của rởm, rẻ tiền và lại được cơ thể rất dễ chấp nhận.

Tổng hợp & BT:

Về Menu

Đồ uống & Sức khỏe

dồi gà hầm vị thuốc ga nuong bbq lẩu hải sản 50 triệu mực tươi xào chua cay là sen Canh sườn Canh sườn nấu đậu trắng dau ca kho ot Ăn gi đê gia m cân khi bi đau da thịt lợn mán hấp sả gừng măng muối chua bánh chuối và khoai môn chiên Giòn tan banh pancake nhan dua canh chua canh chua tôm tự làm chạo tôm Bún nước lèo đậm đà hương vị Ga kho xa tỏi gia vị giảm cân ung thư đàn nuong thit ra cu xao cach che bien mien luon bữa ăn thanh mát cơm rán trứng Ngày Tết nhớ mứt quất phố Hội thịt ram tỏi nấu mướp đắng Ngao xào thịt băm Ngao xào thịt băm lam dep mua lanh cua biển rán cay gian đậu Hà Lan Đậu Hà Lan xào nấm và tôm goi nam ga xe món súp Súp lơ xanh món ngon cho bé mon mi bo kim chi Xe xúc xích của ông chủ người Đức nướng đào với bơ mật ong cách làm tôm chiên mắm ba khía lam kem thom ngon lam gio heo thom ngon nghêu xào trung nhoi pho cà nh gà rang trứng chiên giòn cơm nắm tôm lá gừng dừa xiêm bot tra xanh da day ham thao qua vムpatê Phớ bò cách làm sa kê món ngon ngày Tết nước ngâm trái cây Top 4 món nem thính ngon nhất tại Hà Nội 10 loại cà phê đắt nhất hành tinh bún trộn tôm cach lam banh men nuong cach lam goi muc làm bánh trứng ngon pizza jambon trở Phồng tôm cocktail vị chua các cách chế biến bánh đa Đấu hu nước chấm gỏi công thức đậu hũ sốt chua cay spaghetti cá hồi bông lan cuộn sườn rim mặn ngọt Chuối nếp chè viên Dưa lê trái cây tốt ngày hè cho mẹ bầu Giòn tan Thịt Heo chien ga nuong kieu han Kinh nghiệm chọn mua thực phẩm tránh cách làm hoành thánh bao tu nhoi thit Huyet heo món thực phẩm mùa thu xuc xich boc trung trai tim valentine cach lam muc Bang mi cốm chiên muc xao ot da lat cach lam muc chien gion nụ hoa nem chien xoi xoai thai mon ngon moi ngay Beee nước táo cà phê làm bánh patechaud dưa góp sup khoai Xen Trái Cây sot ca chua ngon com ngon Mít non kho tàu đậu hũ sốt thịt băm dan ao mắm kho viền Tháºch cà ri gà Banh mi cay bánh rán doremon bột sương sáo nấu cốt dừa banh rum chocolate truffles ngon thit ba chi rim sốt caramel bánh pancake bí tép rang tỏi gừng m穩a