- Không hiếm trường hợp bị bỏng phải nhập viện, thậm chí tử vong do nổ nồi áp suất. PGS. TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh
Nồi áp suất có thể nổ vì sử dụng sai



- Không hiếm trường hợp bị bỏng phải nhập viện, thậm chí tử vong do nổ nồi áp suất. PGS. TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội) sẽ tư vấn giúp bạn những cách sử dụng nồi áp suất an toàn.



Không nên mở vội nồi áp suất khi đang sôi.

Ngày 29/4, tại cơ sở kinh doanh đậu phụ của ông Nguyễn Văn Mua (51 tuổi, phường Đông Lễ, TP Đông Hà, Quảng Trị) xảy ra vụ nổ nồi áp suất khi ông đang nấu đậu. Hậu quả, ông Mua tử vong ngay tại chỗ, cháu Lê Thị Thu Sương (15 tuổi) giúp việc cho gia đình bị thương nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

BS Nguyễn Thống, Trưởng Khoa Bỏng, BV Xanh Pôn cho biết, nồi áp suất có nguy cơ nổ cao nếu không đảm bảo kỹ thuật và sử dụng không đúng cách. “Khoa đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bỏng do sử dụng nồi áp suất, chủ yếu là khi đang đun người dùng mở nắp nồi áp suất đột ngột bị hơi nóng làm bỏng. Nhiều người được người nhà đưa vào viện trong tình trạng bỏng nặng toàn thân, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy để tránh bỏng, khi đun mọi người nên đậy kín chặt nắp nồi, xả bớt hơi để giảm áp suất trước khi mở”, BS Nguyễn Thống cho biết.

Theo PGS. TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh (Đại học Bách Khoa Hà Nội), nồi áp suất nổ và gây bỏng nguyên nhân chủ yếu do những nguyên nhân là nồi dởm, nhưng phần nhiều là do vận hành sai. Về cơ chế, nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp đậy kín. Khi nấu, hơi trong nồi tăng cao nhưng không thoát ra ngoài được nên áp suất tăng lên và kéo theo nhiệt độ trong nồi tăng cao. Nhiệt độ trong nồi lúc này tăng từ 110 – 115 độ khiến thức ăn chín, nhừ rất nhanh. Tuy nhiên, khi áp suất đến ngưỡng chịu đựng thì phải có một bộ phận là van giảm áp đảm bảo việc cân bằng áp suất. Khi nào áp suất bên trong vượt ngưỡng cho phép thì nó sẽ tự xì ra ngoài. Van giảm áp giản đơn chỉ là một nắp trọng lực đè lên cửa thoát hơi, ta thấy nó xoay mạnh khi hơi xì ra.

Để đảm bảo an toàn, trên nắp còn bố trí thêm một van an toàn nữa phòng khi van giảm áp bị kẹt thì tác động bảo vệ nồi không bị nổ. Nồi dởm, quai nồi và các chi tiết không đảm bảo độ bền cơ học cũng như điều chỉnh đúng áp suất nồi nên rất dễ bị nổ. Cần phải mua nồi đúng hãng nổi tiếng, có bảo hành. Vận hành sai có những khả năng sau: Đun quá lửa; van an toàn và van giảm áp bị tắc do nấu cháo, bánh đúc; nấu quá đầy, mở nồi khi áp suất trong nồi còn quá cao; đè van giảm áp bằng vật nặng để mong thức ăn mau chín hơn...

6 lưu khi sử dụng nồi áp suất:

-Lưu ý van giảm áp. Phải giữ sạch van, không để hoen rỉ, có thể kiểm tra bằng cách nhấc lên nhấc xuống, nếu thấy không đảm bảo thì cần phải thay mới. Phải thường xuyên kiểm tra lại các van áp suất xem nó có tắc không. Bởi khi van giảm áp bị tắc, không thấy xì hơi, người dùng dễ tưởng là áp suất bên trong hết rồi liền vặn ra có thể gây nổ làm bỏng.

- Không nên nấu lượng thực phẩm quá nhiều. Bạn chỉ nên nấu chừng ⅔ (hai phần ba) nồi áp suất là vừa, tránh thức ăn (đặc biệt thức ăn sệt như cháo, bánh đúc...) trào ra làm tắc các van an toàn và van giảm áp.

- Đun lửa không quá to. Khi thấy nồi áp suất xì hơi mạnh thì giảm bếp lửa nhỏ nhất. Tùy theo loại thức ăn mà có thời gian nấu khác nhau, thông thường nên theo sự hướng dẫn trong sách. Lưu ý thời gian nấu bắt đầu tính từ lúc hơi thoát ra ở van chứ không phải từ lúc bắc lên bếp.

- Ngâm nồi vào chậu nước. Đang đun bình thường, nếu muốn mở ra thì cần phải nhấc nồi ra cho vào chậu nước để nó nguội hẳn hoặc rút van giảm áp cho bao giờ xì hơi hết, khi ấy mới được mở nắp.

- Chùi rửa kỹ gioăng ở nồi. Sau khi sử dụng nên chùi rửa thật sạch sẽ. Cần chùi rửa kỹ ở gioăng cao su và các van, không để thức ăn bám vào đó làm gioăng bị hở hoặc van bị nghẹt.

- Tuyệt đối không dùng vật nặng đè lên van. Bạn đừng vì mong thức ăn mau chín mà dùng vật nặng đè lên van giảm áp vì rất nguy hiểm, nồi có thể nổ.

Phương Thuận


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Góc Bếp Nồi áp suất có thể nổ vì sử dụng sai

Nニー盻嬾g cach lam com cuon yaourt chanh leo Làm sao để chuẩn bị mâm cỗ Tết đầy List Cháo Tẩm ướp gia vị cho món ăn ca hoi sot kem Sức khỏe súp lơ chiên tôm cách phân biệt tỏi việt nam và trung bông xài xào cồi sò sò điệp xào bông cải me bông cải xào cay tiêu xanh xào cải thuc don nhanh gon trứng cút chiên xù bông cải xào với tương ớt thủ muffin ngon cach lam ga xa xiu chuá Bánh nậm chay vừa ngon vừa rẻ Ngày Tết vムmón ăn bài thuốc người thiếu máu bảo quản quýt trộn salad gà cach lam gio lua chay thịt bằm bọc trứng canh cà chua miền tây kho ếch với sả ớt thịt bọc trứng cút ca vien chien công thức trứng cút chiên xù 15 loại gia vị hương liệu giúp món ăn lợi ích khoai lang vitamin khoáng chất cach nau mam chung ngon bò thịt bò ba chỉ bò cuộn thịt ba mousse xoai ngon mề gà bánh bông lan trứng cánh cá thit ga kho cu cai thit bo cá chiên bữa ăn ngon kem chanh dây kem chanh dây món tráng cơm trộn hàn quốc canh mướp trứng cút kho dừa cach lam vit nau ca ri lam mon an tu khoai mi Kho ca thu ngon chả thịt trứng cút thịt xay nhân trứng gà chiên Dua cai muoi Cách chọn mua và sơ chế dưa chuột nấu nướng bong cai xanh boc thit Mềm vịt sốt cam Canh cá nấu ngót súp lơ xào cà chua salad ngà sứa hải triết gỏi sứa hải sản hấp sả AM THUC Tôm kho thịt chip nem chua Thanh Hóa thạch dưa hấu Uống nước cam giảm nguy cơ ung thư bibimbap tra dao công thức kem chuối cacao trốn Xo m it dua Cach lam banh flan chiếu xoi mit dua ngon xoi dua mit ngon cách làm kem Cánh gà nướng cach lam nuoc cam nha dam nuoc ep mang cut ngon Mini Rau ngot làm cháo sườn gà nướng bánh bột lộc kem cacao chuối Kho qua ca ot kem trái cây cacao Bò nhúng giấm cuốn bánh tráng tuyệt ngon cach lam nuoc sot ca chua món cá hấp ngon kem dau xanh artichoke thạch dứa Cách làm Bibimbap Cách làm cơm trộn Hàn cut chiên nem lui mut dua say com tron bibimbap han quoc Pasta Ca ri ga bibimbap mon com tron rau Gà nấu chao soda chanh khóm sinh tố dưa vàng Canh bánh su kem bất bại thịt vịt cai thao mực sốt thơm nước ép thơm nước ép khóm thịt bò trộn gỏi tép khô xào dứa