Sữa chua là thức uống bổ dưỡng cho nữ giới. Sữa chua có nhiều lợi ích mà chúng ta đều biết như: giảm béo, bổ sung canxi, điều tiết dạ dày. Nhưng cứ “cho vào bụng” là xong? Những lưu ý khi ăn sữa chua
Những lưu ý khi ăn sữa chua

 1. Sữa chua và sữa chua uống là một? 

Không đúng. Sữa chua và sữa chua uống không giống nhau: sữa chua là do sữa bò nguyên chất trải qua quá trình lên men tạo thành, trên bản chất là thuộc phạm trù của sữa bò. Còn sữa chua uống chỉ là một loại thức uống, không phải là sữa bò.

Hàm lượng dinh dưỡng của hai loại này cũng khác biệt rất lớn: dinh dưỡng của nước uống sữa chua chỉ bằng khoảng ⅓ (một phần ba) của sữa chua. Theo tiêu chuẩn quy định của ngành sữa, hàm lượng protein yêu cầu trong 100 gram sữa chua là ≥2,9g, nhưng hàm lượng protein của nước uống sữa chua chỉ khoảng 1g. 

Lưu ý: Nước uống sữa chua là sản phẩm có thể tiêu nóng, giải khát, đồng thời còn có một giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không nên dùng nó thay thế sữa chua và sữa bò.      Đối với những người mạnh khoẻ mỗi ngày nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua là thích hợp nhất
 

2. Ăn càng nhiều sữa chua càng có lợi? 

Có phải sữa chua muốn ăn bao nhiêu cũng được? Đương nhiên là không phải. 

Nếu ăn thoải mái, vô tư thì rất dễ gây ra quá nhiều axit dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, làm mất đi cảm giác thèm ăn, phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là những người hay thường ngày hay chướng bụng, có lượng axit dạ dày quá nhiều, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng thì lại càng không nên ăn.  

Lưu ý: Đối với những người mạnh khoẻ mỗi ngày nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua là thích hợp nhất.

3. Sữa chua dinh dưỡng hơn sữa bò?

Rất nhiều người cho rằng sữa bò sau khi lên men trở thành sữa chua thì càng giàu dinh dưỡng hơn. Trên thực tế, giá trị dinh dưỡng giữa sữa chua và sữa bò khác nhau không lớn. Nhưng so sánh với sữa bò thì sữa chua dễ tiêu hoá và hấp thụ hơn - đó chính là điều làm cho tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của sữa chua càng cao hơn.

Ngoài ra, thành phần đường hàm chứa trong sữa bò đại đa phần là đường sữa, một số người trong dịch tiêu hoá của họ thiếu chất xúc tác đường sữa, điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ, tiêu hoá và lợi dụng của đường sữa, gọi là “dị ứng sữa bò”, lúc này có thể dùng sữa chua để thay thế.

4. Sữa chua có thể phối hợp với các thực phẩm khác?

Sữa chua và rất nhiều thực phẩm khác phối hợp để ăn cùng là rất tốt, đặc biệt là bữa sáng kết hợp cùng với bánh mỳ, bánh quy, có khô có nước, ngon miệng và dinh dưỡng phong phú.

Nhưng tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xíc... Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra ung thư.

Sữa chua cũng không nên kết hợp ăn cùng với thuốc uống ví dụ như thuốc kháng sinh, bởi vì như thế có thể giết chết hoặc phá vỡ vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Lưu ý: Chúng ra nên nhớ, sữa rất thích hợp kết hợp với thực phẩm tinh bột, ví dụ như cơm, mỳ, bánh bao, bánh mỳ vân vân.

4. Ăn nhiều sữa chua có thể giảm béo?

Sữa chua đích thực có tác dụng giảm béo nhất định, chủ yếu là vì sữa chua hàm chứa đại lượng khuẩn acid sữa, có thể giúp ích điều tiết sự cân bằng nhóm vi khuẩn trong cơ thể, đẩy mạnh dạ dày đường ruột nhu động, từ đó dần dần giải toả chứng táo bón. Ngoài ra sữa chua còn đem lại cho chúng ta cảm giác no nhất định, khi hơi đói ăn một cốc sữa chua có thể giảm nhẹ được cảm giác đói bụng lúc đó, từ đó giảm bớt lượng thức ăn của bữa chính. Nhưng chúng ta nên nhớ,bản thân sữa chua cũng chứa nhiệt lượng nhất định, nhiệt lượng này còn cao hơn cả sữa bò, nếu ngoài bữa ăn chính, chúng ta ăn quá nhiều sữa chua thì cũng có thể làm tăng thể trọng.

6.Lấy sữa chua chống đói

Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng nên lấy sữa chua chống đói, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều. Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa ăn từ 1-2 tiếng, bởi vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, độ kiềm axit trong dạ dày rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển. Ngoài ra, buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Lưu ý: Sau khi ăn sữa chua đặc biệt là vào buổi tối cần lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn nào đó trong sữa chua và chất axit đều gây hại nhất định cho răng. 

7. Sữa chua thích hợp cho mọi đối tượng?

Trên thực tế, mặc dù sữa chua rất tốt nhưng không phải tất cả mọi đối tượng đều thích hợp để ăn. Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua.

Ngoài ra, người bị bệnh đái đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ tốt nhất không nên ăn sữa chua toàn chất béo hàm chứa đường, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

Lưu ý: Những người nên ăn nhiều sữa chua là người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, thường xuyên bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh, người xương cốt lỏng lẽo, người mắc bệnh huyết quản tim….

8. Sữa chua tuyệt đối không được hâm nóng

Rất nhiều tư liệu đều nói sữa chua không được làm nóng lên để ăn, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp.     Nhưng nếu chỉ làm ấm sữa chua thì vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ không bị giết chết mà ngược lại còn tăng thêm sự “hoạt bát” của chúng và tác dụng bảo vệ sức khoẻ sẽ càng lớn.   Lưu ý: Bạn có thể để túi hoặc cốc sữa chua vào trong cốc nước khoảng 45℃ để dần dần làm ấm sữa. Cách này áp dụng vào mùa đông vì mùa đông lạnh lẽo ăn một cốc sữa chua ấm tốt hơn nhiều so với sữa chua lạnh.     Theo Dương Hằng Dantri/panjk
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

Ấm goi thit bo rau cang cua màu da chiên nem cá món dễ thực hiện mam thit Thêm món ăn ngon cho ngày Tết xôi đau xanh bọc lá dứa súp sườn Tôm biển Đà Nẵng lam trung vit muoi hokkaido nau com trà xanh Bánh su kem vani và trà xanh bò bóp thấu mon ngon tu so diep Mẹ khéo tay may khăn ống ấm áp cho bé sa lat khoai tay lam banh chung ngay Tet máy ủ sữa chua xôi gấc cho đám cưới thạch vải thiều Làm bánh Cookies đón Giáng Sinh công thức nộm đu đủ Món tôm kem sầu riêng sữa rươi thịt gà bọc giấy bạc nem cong nấm rôm che dau xanh nha dam ngon Cách xào mực nom rau muon mề gà xào nấm Tán lộc tro chơi com nam ca ngu xào sả ớt xiu mai thit xối gà sốt sa tế cà tím xào tỏi tom su nuong cach lam salad bo chua cay Nguyễn Tất Thành xúc xích chiên xe ô tô tom mu tat mái tóc khoai môn ngào đường cach nau cu sen ham suon tom hum nuong ngon xao long ga xôi nêp than cách làm bánh rán khoai tây tom xao sen va bong cai xôi lá nếp tom chua cay cach lam trung muoi xoi lac hầm tom chien dua thom ngon lươi thit bo vien winnie the pooh xôi vò cơm rượu vuông chè đỗ xanh tinh tế kem dứa cach nau che troi đồ ăn hàn quốc trÃÆng cách làm cháo chim câu cách nấu canh cá ca ro kho khe xoi Giò cha dau hu cách làm banh pía banh quy bo Khu thit bo nuong cat heo xao thit luoc mam tom thịt ngâm nước mắm công thức nấu ắn xôi nếp chè thit than heo chien tiet canh so huyet thit lon xao sa te thịt sốt cà thịt nạc băm thuoc bac nau lau thit vit kho xa tạo thit heo mieng nuong lam sua chua ngon áo sơ mi cookies chanh Quay Cach lam nuoc mam gÃƒÆ lÃƒÆ giang cach lam goi gan bo thit bo cuon nam kim cham thịt lợn chiên giòn xốt chua ngọt cach lam banh cookies bo lac nước canh Các loại nước ép sinh tố được sao bạch tuộc xào sa tế món xào Tiều tho nau nho vit xiem thit hao lam cha bong thit vien cu cai Mẹo Vặt thit ba roi rim ngon Dạy Nấu Ăn khoai môn Canh bò viên nấu khoai môn thuc don bo re xa lach tron thom ngon thịt heo giả bò thịt kho thơm