Mùa hè ăn lẩu bạn cần Lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn lẩu mùa hè không phải ai cũng biết

Thời gian ăn không nên kéo dài

Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.

Ăn chín, uống sôi

Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.

Ăn điều độ

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.

Thay nước lẩu nếu ăn lâu

Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.

Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt

Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.

Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ

Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Nên có thêm đậu phụ

Có thể bạn không thích ăn đậu phụ, nhưng ngồi trước một nồi lẩu thơm ngon, chúng ta nên có thêm món này. Ăn lẩu làm nóng cơ thể rất nhanh, trong đậu phụ lại có sự góp mặt của thạch cao, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể rất tốt. Bạn nên ăn đậu phụ trắng có trần qua nước sôi là tốt nhất.

Không đeo kính áp tròng khi ăn lẩu

Nhiệt độ cao của nồi lẩu sẽ làm hơi nước từ nồi lẩu bốc lên. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng mà gặp lượng hơi nước này sẽ làm tròng kính co lại, tác động vào mắt gây tổn thương, xuất huyết, thậm chí còn có thể dẫn đến mù mắt.

Những người cấm kỵ không nên ăn lẩu

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá… Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Người bị gút, tiểu đường, cao huyết áp

Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… là những thực phẩm được lựa chọn cho nồi lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại là nguồn dồi dào chất purine. Với các bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này. Vì đa phần các loại hải sản chứa rất nhiều cholesterol cao nên các bệnh nhân tuyệt đối tránh.

Người bị dạ dày, tiêu hóa kém

Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người đã bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích, gây đau đớn... vì lẩu luôn được ăn sau khi thực phẩm được nhúng nóng, cộng với da vị cay đặc trực của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét... gây đau bụng lâm sàng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày... Trước đó đã từng có trường hợp bị thủng dạ dày ở người chưa có tiền sử đau dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ca ngan hapabel" style="background-color: #2A50F6" href="/index.php?q=âmthuc">âmthuc Cách nấu chè đậu trắng com xao thap cam làm nem nướng pa te gan lon chả cá rim khổ qua Ram xoi cuon giay bac bap caip cẩm"> nộm lưỡi thập cẩm #E0394F" href="/index.php?q= làm bún gạo"> làm bún gạo cach nau che do den cach lam rau cang cua tron Sánh Bánh vòng Thịt Heo quay buổi cac mon ngon goi ngon lam gio thu tai nha mÃy Top 10 Mam tep cach nau sup yen sao canh bí đỏ nấu đậu xanh âmthuc đặc sản Thịt vịt thuc don com nha thịt vo viên chiên thuc uong giai nhiet bí ngồi chao ga nong hoi ngon cach lam tom xao mang tay món ngon ngày Tết CARI vit thit bo xao bong he tự chế khung ảnh chả cá rim khổ qua canh cà chua dinh dưỡng Butter làm đậu hũ trứng bap cai Làm Kem bánh mì phá lấu dạy nấu ăn cach lam ca loc đắng Mắm Banh mi op la Bun Bo hue Cach Lam Tau Hu KY cách làm hàu đút lò thịt gà ram gừng Các Món nướng 膼岷璵 cach lam chẠmuc che bột lộc bánh khoai lang mix dừa Ngô Tuyết Phượng Bò tái me chua chua cay hải sản chiên trứng snow ball tra xanh tra tranh hoa sen chien dễ thương cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm pho mai chien gion đậu phụ chiên sốt nấm cà pháo trộn chua mặn Thịt nuong ca hoi xong khoi cách làm chả bánh rán đô rê mon canh bi dao thịt cuộn tôm nướng Độc đáo đặc sản Phú Quốc ngao xào hành tây phi lê cá hồi nướng Dot bi bún bò lá lốt HÃƒÆ Lan cách làm khoai tây chiên xù lam bong he xao thit bo Quỳnh Nga Xôi chiên phồng MẬT ONG Rượu trắng mon chien khoai tay nau mon mÃƒÆ ngon lam sach món ăn kiểu Hàn Canh rong biển thịt bò BÃP dạy cach che bien kho bo den túi mứt ngày tết bông cải xanh xào thịt bò cach lam lẩu chao kem mix ốc nướng trung hap hen Giảm cân hiệu quả Cháo đậu đậu hũ nhồi lam banh bot loc cach làm trà chanh Làm sao để Banh chuoi hấp thit dong