Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói là một thói quen tai hại của nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói với nhiệt trên 200 độ C sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra
Những lỗi hay gặp khi nấu nướng và cách khắc phục



Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói là một thói quen tai hại của nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói với nhiệt trên 200 độ C sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư.

1. Không đọc kỹ công thức trước khi bắt tay vào nấu

Đọc lướt qua một công thức và bạn thấy nó thật giản đơn, các nguyên liệu cũng dễ kiếm, vậy là bạn bắt tay vào làm luôn. Tới lúc làm gần xong bạn mới phát hiện ra mình bị thiếu một hay vài loại gia vị nào đó. Bạn không thể đi mua thêm và bạn tặc lưỡi: chắc cũng không sao! Và món ăn ra đời không được như ý bạn, nó có mùi vị chẳng hề hấp dẫn như trong công thức đã mô tả.

Để tránh lỗi nấu ăn này, bạn nên tập một thói quen của các đầu bếp chuyên nghiệp: đọc và nắm kỹ công thức, tưởng tượng ra quy trình nấu và chuẩn bị sẵn mọi nguyên liệu sẵn sàng theo định lượng trước khi nấu. Như vậy quá trình nấu của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn và đảm bảo không thiếu nguyên liệu hay dụng cụ nào.

2. Cho dầu chiên vào khi chảo chưa đủ nóng



Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1-100 rồi mới thêm dầu chiên. Ảnh: thoughtsfromajoy.

Những người thiếu kinh nghiệm hoặc quá hấp tấp thường mắc phải lỗi này khi nấu nướng. Khi cho dầu chiên vào lúc chảo chưa đủ độ nóng sẽ dẫn đến việc đồ ăn bị dính chảo hay thịt cá không có được độ xém cạnh đẹp mắt khi áp chảo.

Để biết rõ khi nào là thích hợp, theo lời khuyên của chuyên gia ẩm thực: "Khi bạn nghĩ rằng chảo đã đủ nóng, hãy lùi lại và đếm từ 1 đến 100 rồi mới cho dầu chiên vào".

3. Cho món ăn vào xào nấu khi dầu bốc khói

Đây là một thói quen tai hại của rất nhiều bà nội trợ. Khi dầu bốc khói đồng nghĩa với nhiệt độ của dầu đã trên 200 độ C. Lúc này cho món ăn vào xào rán sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra các chất ung thư. Bên cạnh đó, ở mức nhiệt này, rất nhiều dinh dưỡng trong rau cũng bị phá hủy như vitamin, axit béo.

Cách giản đơn nhất kiểm soát nhiệt độ của dầu mỡ là cho đũa vào chảo, thấy bọt nhỏ bám xung quanh đũa là cho thực phẩm vào rán, xào luôn.

4. Dùng dầu rán thừa nấu món khác

Thấy dầu đã rán món ăn vẫn chưa đen, nhiều người tiếp tục dùng dầu này để nấu các món khác. Tuy nhiên cách làm này rất không khoa học, bởi vì dầu đã qua rán sẽ sẽ sinh ra acid béo và các chất ô xy hóa độc hại, từ đó tăng nhanh số lượng chất gây ung thư.

Chuyên gia khuyến nghị, những loại dầu xào nấu thừa lại nên tránh tiếp tục làm nóng ở nhiệt độ cao, nếu muốn tiếp tục sử dụng, có thể dùng để hầm hoặc trộn các món ăn nguội như salad, mỳ trộn…

5. Rửa rau quá kỹ, ngâm thịt quá lâu

Cách rửa và cắt ảnh hưởng khá nhiều đến sự bổ dưỡng của rau, củ, thịt, cá. Bạn nên rửa rau thật sạch nhưng đừng ngâm lâu trong nước, tránh xắt nhỏ rau trước khi rửa. Ngoài ra, không nên ngâm thịt, cá vào chậu nước vì sẽ làm giảm đi một lượng khoáng chất đáng kể, trước khi chế biến mới được rửa.

6. Tra gia vị quá tay



Dùng lòng trắng trứng để cứu nguy các món canh, món súp khi không may chúng ta tra gia vị quá tay. Ảnh: blogspot.

Trong quá trình chế biến món ăn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp phải tính huống món ăn được nếm nêm quá mặn khiến hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món ăn giảm sút đi rất nhiều.

Đối với những món canh, món súp, món kho nhiều nước mà chẳng may bị mặn, bạn có thể cứu nguy món ăn bằng cách cho thêm vào món ăn một lượng nước vừa đủ để trung hòa vị mặn rồi nếm nêm thêm một vài gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để món ăn vẫn đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà, trứng vịt còn nguyên, không bị đánh tan thả vào nồi để sôi trong 5 phút rồi vớt ra, vị mặn của món ăn sẽ được hút đi đáng kể.

7. Gọt sạch vỏ trái cây

Hầu hết các chất chống ôxy hoá và polyphenol đều nằm ở gần hoặc ngay trong vỏ trái cây. Riêng hàm lượng chất chống ôxy hóa ở phần vỏ nhiều gấp từ 2 đến 27 lần ở phần thịt, do đó bạn nên cố gắng tận dụng phần vỏ trái cây.

Với những trái cây có hàm lượng chất chống ôxy hóa và chất xơ ở phần vỏ cao như cà chua, ớt chuông, táo, đào... thì bạn nên rửa thật sạch và ăn cả vỏ. Với những loại củ như cà rốt, khoai tây, khoang lang, củ cải đỏ... nên dùng dao cạo vỏ thay vì gọt. Những loại quả cần gọt bỏ vỏ như bí, bầu có thể dùng dao nạo mỏng để hạn chế phần vỏ bị bỏ đi.

Trần Quỳnh tổng hợp


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Góc Bếp Những lỗi hay gặp khi nấu nướng và cách khắc phục

nau mi quang vit trá Ÿ vani m ª cà ri gà công thức chả lụa lam muoi ot banh me chien ngon Gio tai cach lam ech xao sa ot làm đẹp trang nhà nấu sườn bung Ä Ã¹i lam che nep cacao cot dua Banh Tết nhan dau âu chè khoai môn thái dau om sa te cà ri gà rau muon ngam Góc cơm ngon xao ca rot trung thực phẩm buổi tối cà phê mì ống làm siro chanh dây ngu vi miến nấu thịt băm ngon xoà bun cha ngon mỳ Cach lam ruoc trung vit lon ga ac bánh rán kiểu ý Hom nay an mon gi khoai làm bánh CÃƒÆ mai the gioi Che đau chế biến thịt sang lam cà hẠp nộm rau má càng ghẹ rang muối bong lan bo xao cu hoi goi cuon ngon Phan ca tre Mái kho qua kho chay cach nau che thai ngon cách nấu phở ga ham tao sao cach nâu lẩu mưc Rủ hấp bia bò xào thit kho trung ngon thịt bò xào bạc hà sushi ngon Gà Guinea bã³c cupcake liên hoàn tra chanh bup giam chả giỏ cà tím kho đậu hũ nón và tương đậu nau an ngon lam canh ga ngon balo dh thom xôi nếp gấc quả lặc lè Thịt bò xào lặc lày ăn chay công thức cánh gà sốt chua ngọt gà kho trôi su hao xao sắc màu cách làm tôm gân bò bánh bao nhân thịt banh khoai lang cach làm bánh khoái gà om nấm mèo cach lam mut dau cach lam kem dúa lam banh quy chocolate CANH Gà cách làm nem Nhiệt thịt ba rọi thit bò nướng trên bàn món bún Quốc Trí MasterChef Làm cupcake miền bánh bông lan cuộn lam banh khong can lo nuong cá chép nấu lẩu lam ca tim sot ngon đa bầu Thit chien minions 2015 cánh gà nướng tỏi mật ong dạ dày heo bánh mì kẹp Cari gà Sá sùng món mồi ngon nhất luoi heo khia xi dau ngon list lẠu món ăn từ thịt gà mận hà nội dầm muối ớt kem sau rieng xi sup cach lam banh lemon