(Em đẹp) - Nằm trong danh sách Di sản văn hóa Phi vật thể của UNESCO, văn hóa ẩm thực Nhật Bản được nhiều người yêu mến.- Emdep.vn
Nét riêng biệt độc đáo của ẩm thực Nhật

Lễ nghi và thói quen ăn uống của người Nhật cũng là một phần của di sản độc đáo này. Những bộ bát đĩa và dụng cụ làm bếp đặc biệt được phổ biến khá rộng rãi, và sự thân thiện hay cách hành xử trên bàn ăn cũng rất riêng biệt. Món ăn được trình bày một cách nghệ thuật với sự chú tâm lớn đối với từng chi tiết nhỏ nhất. Một bữa ăn của người Nhật không chỉ có ăn, mà hơn thế rất nhiều, đó là cả một sự hòa nhập và giao tiếp xã hội.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã kháng cự sự "xâm lấn" của đồ ăn vặt, thức ăn nhanh và giữ vững vai trò đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Văn hóa ẩm thực độc đáo đó đã được thêm vào danh sách của UNESCO.

Những đặc trưng độc đáo của văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Thực phẩm là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nền văn hóa của đất nước "Mặt trời mọc". Từ những nguyên liệu riêng biệt đến một bữa ăn tổng thể họ tạo nên, mỗi thứ đều chứa đựng những truyền thống cụ thể và đặc trưng mà người dân Nhật Bản còn lưu giữ đến tận ngày nay trong cách nấu nướng, cho phép ta tận hưởng những món ăn thơm ngon đầy hương vị.
Người Nhật làm ra những món ăn đặc trưng theo mỗi mùa
Họ sự dụng những nguyên liệu chín và có chất lượng hàng đầu của mùa hiện tại để chế biến. Ví dụ, họ đặc biệt ưa dùng măng vào mùa Xuân và hạt dẻ vào mùa Thu, bởi đó là những vật phẩm đặc trưng nhất cho mùa ấy. Không chỉ bởi khắt khe trong việc sử dụng nguyên liệu theo mùa, mà chính nhờ việc thể hiện những món ăn đó thể phản ánh thời gian của năm. Giả như vào mùa Xuân, bạn có thể sắp xếp món ăn như những cánh hoa anh đào, hay mùa hè được thể hiện bằng hình ảnh dòng sông đang chảy hay thác nước.

Món đạm chính được sử dụng thường chủ yếu là cá
Lý do lớn nhất là bởi vị trí địa lý của đất nước này, một nơi được bao quanh hoàn toàn là biển. Khẩu phần ăn hàng ngày của người Nhật có rất ít thịt, càng không có nhiều dầu và bơ sữa. Bên cạnh cá, việc sử dụng xì dầu, đậu hũ (miso) và mận ngâm muối (umeboshi) khá là phổ biến. Những món ăn truyền thống của Nhật Bản sẽ có hương vị đặc trưng được tạo bởi sự kết hợp các loại gia vị, đặc biệt trong những món nướng hoặc om.
Hiểu về tầm quan trọng của việc nếm nêm gia vị, bày đĩa và việc sử dụng nhiều cá trong nấu ăn, ta có thể hiểu tạo sao sushi là nhân tố quan trọng bậc nhất trong ẩm thực Nhật Bản. Một bữa sushi sẽ luôn được trình bày ở hình thức hoàn hảo nhất, bởi lẽ những bậc thầy về sushi tin rằng chúng ta không chỉ ăn sushi bằng miệng, mà còn bằng mắt. Một đầu bếp sushi theo truyền thống sẽ được huấn luyện khoảng 10 năm trước khi có thể phục vụ tại nhà hàng. Trong suốt quá trình rèn luyện khắc nghiệt đó, họ học được tầm quan trọng của việc sử dụng cá tươi (đặc biệt đối với những đầu bếp bản xứ) và lưỡi dao cắt sushi phải được mài sắc mỗi ngày như đối với samurai vậy.

Người Nhật thưởng thức món ăn bằng cả 5 giác quan
Nếm, sờ, nhìn, nghe, ngửi, tất cả đều có vai trò trong việc nấu ăn. Sự nhãn mãn rất quan trọng, một đĩa thức ăn có thể được sắp xếp như một bức tranh phong cảnh, với những nguyên liệu có thể đánh thức mọi giác quan. Âm thanh khi rót rượu sake hay tiếng sủi bọt của nồi lẩu, hoặc thậm chí tiếng ai đó xì xụp ăn bát mì soba, tất cả đều mang lại sự thỏa mãn khi thưởng thức món ăn. “Bạn tận hưởng hương vị của món ăn nhiều hơn khi bạn tạo ra âm thanh khi ăn” – Đầu bếp nổi tiếng Nhật Bản Hata đã nói.
Hãy tận hưởng kết cấu của món ăn. Một người đầu bếp làm ra miếng sushi bằng tay đã nói rằng bạn nên dùng tay cầm miếng sushi lên để ăn, không phải vì vị của nó sẽ ngon hơn, mà khi đó bạn đã tạo ra sự tiếp xúc giữa bạn – người ăn và người đầu bếp. Đó gần như là một mối liên kết của tâm hồn thể hiện qua món ăn ấy.

Ngắm nhìn màu sắc của món ăn
Đỏ và vàng biểu tượng cho sự ấm áp và có thể kích thích sự thèm ăn. Xanh lá cây là một màu khá ổn định, an toàn và yên tĩnh. Màu trắng thể hiện sự sạch sẽ và trong sáng, trong khi màu đen là sự khỏe mạng – “màu của sức khỏe”. Sự cân bằng của những màu sắc ấy trong món ăn là rất quan trọng.
Một số món ăn Nhật Bản được truyền bá trong xã hội hiện nay là dạng thức được Tây hóa của những món ăn truyền thống . Tuy nhiên, rất nhiều đầu bếp và nhà hàng vẫn sử dụng những nguyên liệu, làm theo những bước chỉ dẫn như thông lệ khi chuẩn bị sẵn và tạo nên những món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp mà khắp nơi ai ai cũng đều yêu thích.

Bạn có mê món ăn Nhật không?
Tổng hợp & BT:

Về Menu

bánh sùng thit ga chien nuoc mam mousse tra xanh cách làm bánh khoai mỡ chiên Cách làm thịt nướng Mữt dừa banh cuôn kem chuối bơ đậu phộng lã³c rau câu dâu tỉ mong măng tây đinh bị vàng bánh crepe Liên Phạm Đậm đà thịt ba chỉ om thịt quay ốc móng tay hấp ngải Làm banh khoai lang nam dong co sản phẩm ga hấp bia Chè cốm dẻo thơm ngon chỉ trong 10 phút món xào dien thịt gà om củ cải tôm ốc vòi voi trứng chiên củ cải khô Canh rau den bánh mì hấp thịt bò xào khế Gia vị ngải bún trong món bún miền Tây cach nau muc xao cải bẹ xanh Goi đu du long ga mà t canh ngheu nau khe Thit ba chi bánh cốm dẻo canh đậu cac moN banh Thịt heo kho củ cái cach xao bun ngon húng quế rim thit heo dạ dày hầm hong trộn salad bánh đa nước chấm bún đậu má i MÓN XÀO bánh đúc ngọt ca loc chien sa luon um nuoc cot dua thịt heo xào pha trà Khoà Se nuong banh bong lan thu cong Chung nướng bánh mì với bơ đường khoai tây nghiền phô mai Hà Ly lá nếp rau cau cot dua Bot ăn chơi món nướng ngon dà Kho thit rau muong Đậu hũ Xoi dau phong Lac rang boc ngu vi trứng chiên Ngất ngây chạo ốc Canh gà chiên sung cua chien gion nau che sam bo lương Giòn eo Dây điện mấm cach lam banh mi nương Ça kho muối chua rÆ á u bẠp cach lam thit ngam nươc măm ca rot Ấn râu câu rau cau lá dứa đá viên cafe Me gà bắc thảo chiên xù xiên Sốt chấm nước mắm là mà Mục Chua giòn dưa bồn bồn Cà Mau bua com chieu bún bò húê chay bánh trung thu canh gà biển Cánh gà nướng thầy cà rốt gÃƒÆ rang Khoai mon chùm ngây chan ga luoc làm cơm cuộn mÃƒÆ Thịt nướng Hà Lan