17:39:52 NGÀY 16/08/2014 Có hay không chuyện nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh? Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực
Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?



17:39:52 NGÀY 16/08/2014

Có hay không chuyện nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?

Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh thực phẩm) cho biết: "Gia vị có nhiều loại như muối, nước mắm, mỳ chính, hạt tiêu, hành tỏi… Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào nói việc nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh cho con người. Việc nêm gia vị sớm hay muộn là tùy vào món ăn, cách nấu của bà nội trợ. Tuy nhiên, việc cho gia vị đúng thời điểm cũng có thể góp phần giúp cho món ăn được ngon hơn”.

Muối, bột canh: Cho vào ướp hoặc nêm khi nấu canh
Có một số thông tin cho rằng, với các món xào, thì nên cho muối vào cùng với dầu chiên, rồi mới cho thực phẩm vào sau một phút để xào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Trước thông tin đó, PGS. TS Phan Thị Sửu, cho rằng điều này không đúng và không có cơ sở khoa học. "Bởi vì, alflatoxin chỉ tạo thành ở các hạt có dầu bị mốc như lạc, hạt điều chứ không thể có alflatoxin trong muối. Muối có thể cho vào khi ướp thực phẩm, nếm nêm trong khi đun nấu hoặc khi đã xào, nấu xong".



Theo PGS. TS, ngày nay người nội trợ thường dùng bột canh thay muối trắng. Bột canh cho vào các thực phẩm để kho, rán, thường cho vào ướp cùng thịt, cá để thấm vào thực phẩm làm tăng vị đậm đà. Khi luộc rau cho một chút bột canh vào nước nấu sôi (vì nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn) sẽ làm cho rau luộc được xanh hơn. Tương tự khi nấu canh cũng nên cho muối trước khi cho rau vào nấu để cho rau đậm đà và xanh hơn.

Nước mắm: Không nên nấu hoặc ninh kỹ quá
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình muối chượp (nguyên liệu thuỷ sản - thường là cá ướp muối - đang phân huỷ dùng để làm nước mắm). Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin nên chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm. Nước mắm có thể cho vào thực phẩm khi ướp hoặc trước khi nấu.

Đường: Nên để lửa ở nhiệt độ vừa phải
Đường vừa tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Đối với món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 độ C - 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn. Song, nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, làm mất đi vẻ đẹp của món ăn.



Hành, Tỏi: Ướp thực phẩm hoặc phi thơm đều được
Hành có thể cho vào khi ướp thực phẩm, hoặc cho vào mỡ để phi lên trước khi xào. Khi xào rau muống hay ngọn bí, nên lấy một ít tỏi phi với dầu mỡ cho thơm rồi cho rau vào xào, gần chín cho thêm một ít tỏi, giã nhỏ vào sẽ có một món rau xào thơm ngon dậy mùi tỏi.

Hạt tiêu: Cho vào sau khi xào xong
Hạt tiêu có chất tạo vị cay và tinh dầu, khi đun lâu thì tinh dầu bay hơi, chất cay vẫn còn. Khi kho thịt cá thì nên cho hạt tiêu xay không mịn (còn từng mảnh), có thể dùng hạt tiêu đã rang chín hoặc hạt tiêu sống đều được. Với các món xào, dùng hạt tiêu rang chín và xay mịn để cho vào sau khi đã xào xong.
Ngoài ra, TS Phan Thị Sửu lưu ý người nội trợ không nên dùng các phẩm màu tổng hợp. Nên tận dụng cách tạo màu tự nhiên như màu xanh từ lá riềng, màu đỏ từ quả gấc, hạt điều nhuộm, từ quả cà chua, màu vàng từ quả dành dành, củ nghệ.

dầu chiên: Tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại
TS Phan Thị Sửu còn chia sẻ, “Trong khi đun nấu, đáng lo ngại nhất là việc dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì, nếu dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất trans fat có thể gây ung thư. Vì vậy, tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần”.

Với Bột gọt (mì chính),
một điều cần lưu ý nữa là đối với một số người có cơ địa dị ứng với Bột gọt (mì chính) (bột ngọt) thì không nên dùng thức ăn có nêm nhiều Bột gọt (mì chính).

Theo Eva



Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Nêm gia vị không đúng lúc sẽ gây bệnh?

che long nhan thom ngon ăn tết khoai khoai mì lợi ích sức khỏe độc salad gà bắp cải bà nh tà o thit ga kho Xé ç ª Thit kho tiêu cuộc thi Vua đầu bếp Việt Cá lóc 盻芯 chè vải hạt sen ngon Rong bien Panna cotta hap dan bánh nếp chiên nhân thịt Ram cuon cai chao buoi sang Thịt ga Ac gia vÃƒÆ mi gion sot ca chua Bap nau gỏi cá ngon cua cua đút lò món Tây Diềm phile gà xiên banh nep cach lam rau cau 3d nấm bông cải ao ga nau chanh ơt tự may váy đầu bếp cach lam mon luoi lon buoi tron kho muc ngon cách làm salad kem so co la cháo sườn bò món ngon đậu hũ Mon luon cach lam mien nau nam Bùn riêu goi xoai xanh ca kho thi heo kho mẹo nhỏ trong bếp bà nội trợ má i chan ga ngam mam là mà lam chao ech xu nghe cach lam che sau Xoi vi chuoi Dưa chuột rán khoai tây lam suon kinh do banh mousse bo lườn gà chút Hồ Hoàn Kiếm nộm củ cải chua ngọt nộm gà trộn xơ mít chua cay mặn ngọt heo ngam mam nem chua món Tết Trâm Phạm Canh măng nau cai xanh ca thac lac thịt gà mỹ chã hấp banh kem cach lam trung cut boc gio song Bun mang cach lam dua leo tron quả cam mẠkhoai tay nuong thom ngon cach tia rau cu dê bóp kem cupcake chuối ba roi kho nam giò thủ lưỡi Mẹo bảo quản gấc để dành cả năm gốm banh qui me lam bo nuong sa ot chiên bơ tỏi Mực chiên bơ tỏi cách làm tương hột Nu bún thịt viên nau tom lựa ca bac mãƒæ cach nâu món bò kho Nên ăn gì trước khi chơi thể thao Thạch hoa quả nẠu banh tom ha long banh quy chu thom ngon Bánh cuốn thịt nướng Phủ Lý giữa trôi nước bột báng lam pho Cá điêu hồng rim món âu tôm luộc tỏi sức khỏe lợi ích gân bò bánh cùi dừa cách làm bánh qui bơ hạnh nhân hình gấu công thức thịt gà xào cải thảo Trái Cây canh chuối tôm tươi thạch chanh leo tom chien trung 6 bước ăn cua ghẹ đơn giản nẩu dấm xốt mayonnaise Công thức pha chế các 沙拉 bún gạo tom yam mini brownies mousse quả mâm xôi ông cu cai kho ca