Tủ lạnh là một đồ dùng phổ biến trong mỗi gia đình nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng và các mẹo hay với nó.
Những mẹo vặt cực hay khi dùng tủ lạnh có thể bạn chưa biết

Chọn tủ lạnh giúp tiết kiệm điện

Việc lựa chọn tủ lạnh phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả đấy nhé. Ngày nay trên thị trường bán rất nhiều loại tủ lạnh khác nhau, chính vì vậy bạn cần lựa chọn cho mình loại tủ lạnh phù hợp vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vừa có thể tiết kiệm điện năng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, khi mua tủ lạnh bạn cần lưu ý:

– Lựa chọn loại tủ lạnh có dung tích sử dụng phù hợp với nhu cầu, tủ lạnh quá nhỏ sẽ không đủ cho bạn sử dụng nhưng tủ lạnh lớn quá sẽ khiến lượng điện năng tiêu thụ nhiều hơn đấy;

– Lựa chọn tủ lạnh màu sáng sẽ tiết kiệm điện hơn tủ lạnh màu tối do tủ lạnh màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn;

Cất giữ thực phẩm đúng cách để tiết kiệm điện

Để tiết kiệm điện tủ lạnh, bạn không nên chất quá đầy thực phẩm vào tủ, giữa các thực phẩm cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống; thực phẩm nóng (như nước nóng, cơm nóng, đồ ăn nóng) phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh nếu không chúng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh làm điện năng hao tốn nhiều hơn; Đặc biệt, bạn nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho đồ nhựa do tính năng dẫn lạnh tốt hơn, chính vì vậy thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.

Không những thế, bạn cần lưu ý rằng, trường hợp thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên sử dụng những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh nhằm thu hẹp không gian cần làm lạnh của tủ lạnh, giúp điện năng tiêu thụ ít hơn trong khi những miếng nhựa xốp này hầu như không hút lạnh chút nào.

Cho vào ngăn mát tủ lạnh một ít đá, thực phẩm đông lạnh bạn sắp sử dụng nhằm góp phần giữ lạnh ngăn này, hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh do nhiệt độ được điều hòa, từ đó tiết kiệm điện tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện

Cần vệ thường xuyên vệ sinh sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Tiến hành lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh nhiều để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ hết khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra… để việc trao đổi nhiệt thực hiện tốt hơn, máy lạnh nhanh hơn và ít tiêu tốn điện năng hơn. Tuy nhiên khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh, bạn cần đảm bảo nguồn được đã được cắt hoàn toàn để an toàn nhé.

Đồng thời, bên cạnh viên vệ sinh tủ lạnh định kỳ, mỗi năm 1 lần bạn nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy và nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng và làm giả, tuổi thọ tủ lạnh đấy nhé.

Hạn chế bật/tắt, mở cửa tủ lạnh để tiết kiệm điện

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn.Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên nữa nhé.

Đồng thời, bạn cần hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh nữa đấy.

Mẹo dùng tủ lạnh đúng để không bị ung thư

Theo các chuyên gia về tủ lạnh, việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp thực phẩm tươi giữ được vị thơm ngon, hạn chế giảm chất dinh dưỡng và ngăn ngừa sự biến đổi các chất có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đây mới là một “vế chính” của việc sử dụng tủ lạnh trong bảo quản thức ăn. Bởi không phải cứ để thức ăn vào tủ lạnh là có thể đáp ứng được các yếu tố trên. Nhiều gia đình cho thức ăn vào tủ lạnh một cách bừa bãi và để lâu dẫn đến thực phẩm vẫn bị nấm mốc, hư hỏng. Vì thế, cần tùy thuộc loại thức ăn, thời gian bảo quản mới mong hạn chế được sự thay đổi, phát triển của các chất độc hại.

PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Nhiệt lạnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, tùy mỗi loại thức ăn, thực phẩm người dân nên để ở các ngăn khác nhau. Điều này nhằm tránh làm ảnh hưởng mùi, lây lan vi khuẩn cũng như nhiệt độ chênh nhau làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của thực phẩm. Ngăn đá thường có nhiệt độ -10 độ C để bảo quản đồ ăn đông.

Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả… Ngăn trên nên dùng để bảo quản đồ ăn sống, giúp thức ăn được tươi ngon. Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi bóng đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh.

Đối với thực phẩm để trong tủ lạnh nên dùng sớm, tránh để lưu cữu lâu ngày. Theo các nghiên cứu, tủ lạnh gia đình có nhiệt độ khoảng -12 đC trở lên sẽ bảo quản thực phẩm được khoảng vài tuần đến 2 tháng. Tốt nhất, các sản phẩm tươi nên ăn trong ngày, lâu nhất là 2 ngày. Thực phẩm khô chỉ nên bảo quản khoảng 1 tháng trở lại.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

hoa chuoi suc khỏe của trẻ cà chua chiên xù bồn tắm lam kem dau cach luoc chan ga Canh sường trứng xào me bánh canh trứng cút Món đậu hũ ngá y cach lam kem chanh vani kho tau bóng phở xốt chua ngọt lam canh ga chien gion mứt tắc cách nấu canh giá đỗ cach nau xoi hat sen nấu miến lươn bánh trôi bánh chay Ä Ã¹i cach làm bap bo hap gung ba chỉ kho cải chua nước ép măng tây táo Æ Æ ng long heo xao dua chua ngon trẠng ga quay trứng cuộn cach lam banh mi nuong me mon nui món sốt Đậu phụ trứng sốt thịt và cach lam ca ngu kho khom Lẩu mắm dân dã thơm nức khăn giấy bong bi xao bo cach lam tom kho cui dua lau bo nhung dam lam banh tart ngon làm bánh bằng chảo chống dính tet han thuc tự làm bún tôm tích bánh mì sandwich rán thịt vịt hầm nấu canh bí đỏ với tôm cach lam tuong cham goi cuon bánh đúc nóng Thuỵ cupcake giáng sinh qua vat mì thịt rán Cất đồ lam trung hap cuon thit pho mai xoan bữa bánh mì thạch sữa chua ức gà sốt chua ngọt món bingsu lạc bao đường cach lam xoi ga ăn Địa Trung Hải ngũ cốc rau goi mit chua ngot thit lon cuon rau cu chè vải thạch đen đùi gà nấu ngải cứu bi do ham ngu qua ngon khoai môn làm mứt thịt heo tẩm cốm nhan soup chuối cà chua mẹo nấu chè xoài ngon skort quần giả váy chiên cơm xá xíu soup trứng Tuong ngọt muoi sa chao bo cau gà hầm hàn quốc cách làm thiệp pha lau long heo ĐÀO Thời gian chín của các loại thịt thit bo nhoi nam cach lam com nam Lớp món ngon từ sườn non Sườn non ram Thit nướng bánh sữa vị dừa nộm chua ngọt cháo ám c º bánh cupcake không lò nướng Tips Bí kíp hay giúp bạn nấu nướng dễ ca linh chien sa thịt kho đậu phụ canh bí ngòi tôm thịt mojito vị chanh cach lam cupcake donuts doughnuts bánh donuts trà xanh đậu trái cây khai vị Banh Hỏi Ð Ñ làm bánh núi lửa bim bim da heo banh cam nhan dau xanh khoai tây nấu súp bánh bạc Tráng miệng cách nấu nước đường vàng chè mít thạch sương sáo bánh pudding sữa tươi tom rang me ngon làm kem với đào cach lam bong cai xanh xao Cách làm chả chay trứng cuốn cơm mon bo luc lac cá bớp nấu canh lá lốt