Tủ lạnh là một đồ dùng phổ biến trong mỗi gia đình nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng và các mẹo hay với nó.
Những mẹo vặt cực hay khi dùng tủ lạnh có thể bạn chưa biết

Chọn tủ lạnh giúp tiết kiệm điện

Việc lựa chọn tủ lạnh phù hợp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả đấy nhé. Ngày nay trên thị trường bán rất nhiều loại tủ lạnh khác nhau, chính vì vậy bạn cần lựa chọn cho mình loại tủ lạnh phù hợp vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vừa có thể tiết kiệm điện năng một cách tốt nhất. Chính vì vậy, khi mua tủ lạnh bạn cần lưu ý:

– Lựa chọn loại tủ lạnh có dung tích sử dụng phù hợp với nhu cầu, tủ lạnh quá nhỏ sẽ không đủ cho bạn sử dụng nhưng tủ lạnh lớn quá sẽ khiến lượng điện năng tiêu thụ nhiều hơn đấy;

– Lựa chọn tủ lạnh màu sáng sẽ tiết kiệm điện hơn tủ lạnh màu tối do tủ lạnh màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn;

Cất giữ thực phẩm đúng cách để tiết kiệm điện

Để tiết kiệm điện tủ lạnh, bạn không nên chất quá đầy thực phẩm vào tủ, giữa các thực phẩm cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống; thực phẩm nóng (như nước nóng, cơm nóng, đồ ăn nóng) phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh nếu không chúng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh làm điện năng hao tốn nhiều hơn; Đặc biệt, bạn nên sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng kim loại thay cho đồ nhựa do tính năng dẫn lạnh tốt hơn, chính vì vậy thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.

Không những thế, bạn cần lưu ý rằng, trường hợp thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên sử dụng những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh nhằm thu hẹp không gian cần làm lạnh của tủ lạnh, giúp điện năng tiêu thụ ít hơn trong khi những miếng nhựa xốp này hầu như không hút lạnh chút nào.

Cho vào ngăn mát tủ lạnh một ít đá, thực phẩm đông lạnh bạn sắp sử dụng nhằm góp phần giữ lạnh ngăn này, hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh do nhiệt độ được điều hòa, từ đó tiết kiệm điện tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện

Cần vệ thường xuyên vệ sinh sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Tiến hành lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh nhiều để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện tốt hơn.

Thường xuyên vệ sinh máy, các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc, đổ hết khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra… để việc trao đổi nhiệt thực hiện tốt hơn, máy lạnh nhanh hơn và ít tiêu tốn điện năng hơn. Tuy nhiên khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh, bạn cần đảm bảo nguồn được đã được cắt hoàn toàn để an toàn nhé.

Đồng thời, bên cạnh viên vệ sinh tủ lạnh định kỳ, mỗi năm 1 lần bạn nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy và nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng và làm giả, tuổi thọ tủ lạnh đấy nhé.

Hạn chế bật/tắt, mở cửa tủ lạnh để tiết kiệm điện

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn.Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa, dùng vật phủ che bụi phủ lên trên nữa nhé.

Đồng thời, bạn cần hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, không những thế về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh nữa đấy.

Mẹo dùng tủ lạnh đúng để không bị ung thư

Theo các chuyên gia về tủ lạnh, việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp thực phẩm tươi giữ được vị thơm ngon, hạn chế giảm chất dinh dưỡng và ngăn ngừa sự biến đổi các chất có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, đây mới là một “vế chính” của việc sử dụng tủ lạnh trong bảo quản thức ăn. Bởi không phải cứ để thức ăn vào tủ lạnh là có thể đáp ứng được các yếu tố trên. Nhiều gia đình cho thức ăn vào tủ lạnh một cách bừa bãi và để lâu dẫn đến thực phẩm vẫn bị nấm mốc, hư hỏng. Vì thế, cần tùy thuộc loại thức ăn, thời gian bảo quản mới mong hạn chế được sự thay đổi, phát triển của các chất độc hại.

PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Nhiệt lạnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội phân tích, tùy mỗi loại thức ăn, thực phẩm người dân nên để ở các ngăn khác nhau. Điều này nhằm tránh làm ảnh hưởng mùi, lây lan vi khuẩn cũng như nhiệt độ chênh nhau làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của thực phẩm. Ngăn đá thường có nhiệt độ -10 độ C để bảo quản đồ ăn đông.

Các ngăn dưới đều được phân ra đựng đồ ăn chín và đồ ăn sống, đựng hoa quả… Ngăn trên nên dùng để bảo quản đồ ăn sống, giúp thức ăn được tươi ngon. Tất cả đồ ăn, hoa quả đều phải cho vào khay, hộp, túi bóng đựng và đậy kín tránh bay mùi, nước nhỏ ra khắp tủ lạnh.

Đối với thực phẩm để trong tủ lạnh nên dùng sớm, tránh để lưu cữu lâu ngày. Theo các nghiên cứu, tủ lạnh gia đình có nhiệt độ khoảng -12 đC trở lên sẽ bảo quản thực phẩm được khoảng vài tuần đến 2 tháng. Tốt nhất, các sản phẩm tươi nên ăn trong ngày, lâu nhất là 2 ngày. Thực phẩm khô chỉ nên bảo quản khoảng 1 tháng trở lại.

Theo Khoevadep


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

bánh chưng doi heo luoc ngon dưa leo trộn kem socola vị bạc hà dưa leo canh nhồi thịt Nga Nguyễn bánh kẹp trứng sốt mayonnaise hamburger Sinh nhật mứt thơm chua ngọt giò lưỡi heo nấu nước tương cách làm món miến lươn quÃƒÆ noel Com ga mẹo luộc rau muống giòn tan làm sữa bắp mỹ tại nhà hẠmón hap đồ uống mùa hè nem Thái Áp chảo bóc trứng bằng thìa Bóc trứng luộc Bún nước chấm ốc luộc nutella banh thach món ăn ngon lạ làm bánh dứa pha ga muoi chien nem cá lóc nấm kim châm rau củ chiên giòn công thức làm mắm me món ăn kiểu pháp CAch lam banh mì chè hạt dẻ dau hu xao Cách làm sườn cong thuc lam dua mon Canh ngon mắt cach lam banh duc cá tuyết canh xương thịt bò banh quy bo dau phong socola các loại bánh Nhât Bản kem với mít đồ chơi an toàn gà nướng cách cã cỗ Trứng chiên thịt bằm Top 10 banh mi que ngon banh kem trai hong trung nuong bong lan hap thay bánh tẻ nhân nấm thịt cách làm xôi hạt sen quán bánh canh cua trung chien dau hu lý bo kho pho mai tôm tươi nướng phô mai đậu bắp ngâm chua ngọt cháo ăn dặm cách nấu lẩu ốc kim chi nấu thịt gà cari đỏ Lê Đại Hành rủ nhau đi ăn chè lạ khu trung tự lam heo quay Món bánh chè quế hồng khô trà chanh mật ong Chè lam món quà đầu xuân những món xào ngon Mực xào rau củ nhanh Công dụng tuyệt vời của quả óc chó lẩu tương với hải sản trầm gà nướng sate cá nướng Cua bien Hai san món rim ngon mon nhoi nep ngon dấm trái cây Hà Ly xuc xich thit hun khoi soda trái cây món Tết bánh da lợn quả gấc Tết rau câu hình con mắt cháo thịt bò mì vằn thắn nấu cơm rượu cho bÃƒÆ Xôi nếp cẩm Cách làm sữa chua sườn xào ngon sữa chua tự làm nem chua MẠT ONG lam cà Ngon bất ngờ với bì đông lạ miệng cho cach nau canh ngao chua don gian bí đao cá rán sốt cam heo cuong mang tay ngon Ăn bánh quê để nhớ nguồn cội tốt cho sức khỏe Thỏ bông lan cải ngọt GIÃƒÆ cà tím chay nhồi đậu thể hiện tình yêu qua món ăn ngon Bánh Ngọt cua rang muoi mÃƒÆ lai các món mỳ ngon cho bữa sáng banh sua chua canh tôm cải ngọt gà xào ớt sả