Một trong những nỗi lo của các bà nội trợ khi đông về là các bé có thể bị bỏng, bị điện giật do bình nước nóng trong nhà.,Mẹo sử dụng bình nước nóng không...
Mẹo sử dụng bình nước nóng không rò rỉ điện, tiết kiệm tiền

Trời bắt đầu vào đông, các gia đình không thể rời xa chiếc bình nóng lạnh. Từ việc tắm rửa đến các công việc trong nhà như rửa bát, rửa rau,...đều cần phải sử dụng nước nóng để tránh cái rét cắt da cắt thịt. Nhu cầu sử dụng cao đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ lớn. Vậy làm thế nào để luôn có nước nóng sử dụng mà tiết kiệm điện tối đa?

me
Cẩn thận khi sử dụng nước nóng vào mùa đông, đặc biệt trong nhà có trẻ nhỏ.

Sử dụng bình nóng lạnh an toàn

- Cẩn thận khi sử dụng nước nóng vào mùa đông, đặc biệt trong nhà có trẻ nhỏ. Nhiệt độ nước từ 48 độ trở lên có thể gây bỏng nên chú ý giữ các bé tránh xa vòi nước vào mùa đông.

- Bình nóng lạnh cần được bảo trì hàng năm để hoạt động tốt. Những bình nước sử dụng lâu ngày có nguy cơ rò rỉ điện cực kì nguy hiểm. Trước mỗi mùa đông, gia đình cần thuê thợ kiểm tra hoặc dùng bút thử điện chạm vào vòi nước bằng sắt ở gần bình nhất. 

- Giữ cho khu vực xung quanh bình đun nước nóng sạch sẽ và không có các vật liệu dễ cháy.

- Khi cả gia đình đi vắng, cần tắt bình nóng lạnh để tránh gây ra chập cháy.

- Tắt bình nóng lạnh trước khi sử dụng để tránh các nguy cơ bị điện giật.

Sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện

1. Tránh bật bình nóng lạnh 24/24 giảm hiệu quả hoạt động, độ bền của sản phẩm, tiêu tốn nhiều điện năng. 

2. Khi dùng bình nóng lạnh nên để ở chế độ trung bình thì sẽ rất bền , nhớ là hàng năm phải bảo dưỡng thanh nhiệt trong máy (nếu nguồn nước nơi bạn sống tốt – tức là lượng tạp chất đặc biệt là CaCO3 ít thì 2 năm bảo dưỡng bình nóng lạnh cũng được). 

3. Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước. 

4. Không nên bật máy nước nóng suốt 24/24h, vừa tốn điện vừa có nguy cơ bị hỏng do hoạt động quá tải gây ra rò điện. 

5. Không nên chỉnh chế độ tối đa của máy nhằm kéo dài tuổi thọ bình và nhất là giúp giảm nguy cơ bỏng cho trẻ em, phòng trường hợp các bé vô ý mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng. Việc lắp đặt cũng nên trên tầm với của trẻ.

6. Độ cao treo máy khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, máy nước nóng phải để gần nơi sử dụng. 

7. Khi thấy người bị giật điện do máy nước nóng, không nên lao vào cứu mà phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra ngoài và làm các thao tác sơ cứu. 

8. Sau thời gian sử dụng 2-3 năm nên nhờ thợ bảo dưỡng và kiểm tra thiết bị để đảm bảo thiết bị an toàn và hoạt động tốt. Không nên sử dụng những bình quá cũ. 

9. Khi mới lắp máy, nếu nước thường xuyên có cặn hay nhiễm phèn… thì nên mở bình kiểm tra, súc rửa thường xuyên để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ và rò điện. 

10. Thường xuyên kiểm tra bằng bút thử điện xem có rò rỉ điện hay không, cần phải định kỳ quan sát dây, chỗ nối, đề phòng trường hợp điện thẩm thấu ra ngoài gây giật.

Chống rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh sử dụng lâu ngày sẽ bị hỏng hóc,cùng với đó thanh điện trở dùng lâu ngày có thể có hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và gây ra hiện tượng rò điện ra nước.

Trường hợp có thể xảy ra nữa đó là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống gây ra hiện tượng rò điện ra nước gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nước nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất. Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có xảy ra hiện tượng rò điện. Tuy nhiên khi lắp đặt, nhiều người thường làm ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ kĩ thuật lắp đặt xong mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nước bắn vào bình nếu bình bị rò điện thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cach lam banh tai vac ngon công thức bánh dừa nạo Mon an tu cua 2 Trang Trí công thức chè măng cụt banh khoai mi ga ram gung bắp mềm cocktail bailey tự làm xá xíu tại nhà sáng tạo phô mai cuộn trái cây thịt chuột bap cai luon om la cach ngon làm chả cá mon an tu so điep banh cuoi chien che bien ech xao mang ngon Cach lam bo kho pizza Bún chả trứng vịt cá lóc chà bông goi bao tu ngon Trần uc Gà rau câu trái vải cách làm salad nga đặc sản món ngon vùng miền móng tay banh cuon cach lam Cho mì gói nộm xoài xanh Lam mẻ gà cay muc nhoi khoai lang cách rang hạt dẻ ngon bánh tẻ nhân thịt hạt sen Topokki bánh gạo Hàn Quốc thú cưng sữa chua trộn việt quất cà ch là m nướng tôm xào ớt canh he hứng chien thit heo tam bot ngon snack cÃƒÆ nghêu hấp bánh tổ Bua com mua he nau chao luon cho be Nhà bếp Bí quyết kho cá ngon như làng Vũ Đại banh hoa hong ngon chai lọ Banh co truyen bach tuot xao tôm xào bí ngòi thỏ nấu sốt vang khu trà vị trái đào tươi chả cà rốt thịt ba chỉ nướng Cỏ năng tượng xào tép CÃƒÆ rÃƒÆ chả cá xào rau củ Hường Nguyễn Thịt kho cà muối và cá thát lát nhồi mướp đắng bánh rán giò Tráng dương sandwich cuộn rau cải cá dìa nướng lá chuối cá dìa Canada canh mướp đắng tôm hướng dẫn móc trái tim len siêu cách nấu chè khoai gỏi trái ổi 20 món ăn Việt nên nếm thử ít nhất com chay sot rau cu xao miến xào cach nau che sam bo luong Ẫm thực nước tương tôm xào rau củ cà khoai ô mai chanh chua ngọt Lớp cách bó hoa pancake nhan dua Canh chua cÃƒÆ Canh chua ca kem que sữa dừa chuối Xoi dau nanh Nhat ngon trứng nấu canh chả giò với phô mai cách làm mứt chùm ruột ếch xào măng Bày đĩa dứa bắp cải gói tôm thịt bánh bông lan matcha Bày đĩa dứa nấu cháo nghêu ngô Com hat de xôi trái cây bánh mì cũ tram Bò xào chua ngọt com ga ngon món soup mì gói xào cải Ngô nếp bi quyet lam khoai tay chien Dưa mắm sung muối canh xương