Không phải bất cứ thực phẩm nào cứ để trong tủ lạnh là bạn có thể yên tâm. Chiếc tủ lạnh có vẻ dễ dùng nhưng bạn phải biết cách bảo quản thì
Mẹo bảo quản thức ăn trong tủ lạnh



Không phải bất cứ thực phẩm nào cứ để trong tủ lạnh là bạn có thể yên tâm. Chiếc tủ lạnh có vẻ dễ dùng nhưng bạn phải biết cách bảo quản thì thực phẩm mới tươi ngon mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng.



Ảnh: ciao.vn

Nhiều người cho rằng nhiệt độ của tủ lạnh, kể cả ngăn đông đâu có giết chết được vi khuẩn. Trong tủ lạnh, vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Thực tế chúng chỉ tạm thời “ngủ yên”, đợi khi ra khỏi tủ lạnh, gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà ở hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay.

Những tủ lạnh hiện nay thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Ngăn đông có nhiệt độ âm 6 độ C (-6 độ C), âm 12 độ C hoặc âm 18 độ C (-18 độ C). Ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0 - 10 độ C tuỳ vị trí. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 - 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 - 10 độ C là phù hợp thì về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.

Nguyên tắc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh

- Không xếp quá đầy các ngăn khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.

- Không để thực phẩm sống và đã nấu chín cạnh nhau, đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.

- Rau và hoa quả cũng không nên xếp cạnh nhau. Nên để rau ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ (ngăn rau đối với các loại tủ có thiết kế ngăn chức năng, hoặc ngăn dưới cùng đối với loại tủ thông thường), vì nhiệt độ tối ưu để bảo quản rau là 10 độ C.

- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

Khi sử dụng tủ lạnh cần lưu ý



Ảnh: naungon.com

Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.

+ Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.

- Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì thành phần của món ăn, mà còn vì chất lượng để tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.

+ Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô... nên được bọc kín bằng giấy bạc. Lưu ý tương tự với một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, củ hành...

+ Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.

- Phần lạnh nhiều nhất trong tủ lạnh lại không phải là ngăn nằm gần phần đông đá. Trái lại, mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt.

- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn này. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi tạm trú của các món ăn cần nhiệt độ thấp nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là "địa phương" phù hợp cho gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon... đậy thật kín.

                                                                    

             Thanh Hiền ( tổng hợp)

                                                                                  


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Mẹo bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

cách muối dua chua thực phẩm mới ốm dậy ga nau thap cam ngÃƒÆ banh mi tho nhi ky món ngon Hải Dương tôm hùm hấp tỏi tôm nướng ớt chanh gỏi trái cây tôm món ăn vặt từ chuối Sushi món lẫu bun rieu cua bap bo Cách làm muối tiêu chanh kem o bánh quy hình lá bánh đa cuốn cá lóc mon goi ngon lục tào xá nồi hấp đèn Che nep mi tron Cách nấu bún rieu Bò bóp thấu mâm cỗ soup trứng ngô Dịu canh gà goi hu dua banh thom thom ngon món ăn Pháp Hàng Điếu mon kho quet bánh bao thập cẩm hoanh thanh tom thit êch xao la cach Canh ăn mát xôi pate hành phi Bánh măng bánh mận gọi gà tép rang chua ngọt cach nau mon chay hệ tiêu hóa ragu Mon banh soda chanh dây khung anh Mong gio ham Ngu vi củ quả Canh mọc nấu củ quả ngọt cach lam thit cuu hap sa salad banh mi ga che sen đồ trang trí từ gỗ Món giò cach lam banh bap chien làm gà chiên giòn cÃƒÆ bÃƒÆ nuoc trai cay thanh nhiet mi tron don gian Bánh mỳ thịt cách làm bánh bông lan trứng muối pho mai nem chua chiên xù Keo món ăn dân dã lam banh chocopie canh sườn nâu dưa cải Canh xương hầm lam my y Cach lam bo vo vien bí ngòi cach nau banh duc man huong dan cach nau sup You sandwich op la ức gà nướng salad nga de lam Nguyễn Siêu 6 công dụng nhà bếp tuyệt hay của củ cach lam bap xao thit bo cuon pho mai Các loại rau phổ biến có tác dụng ngăn cach lam banh ngon la gung Fish chao hat sen ân thuc nộm đu đủ dua mon gion gion bo lo Cac món xào huong dan lam vit quay da hạnh nhân cà phê trà bơ dâu tây cupcake sữa chua hương chanh biếng ăn cá chuồn chiên thịt heo bằm xào lá chanh hoa văn banh vai dâu tây chất xơ phòng the tiêu hóa sữa bắp hướng dẫn cắm hoa đẹp bánh sandwich phô mai nướng sinh tố táo kho qua ham ngon cách làm gà nấu mẽ oreo xay Sừ Những món quà nhỏ xinh tự mình làm món cháo dễ làm lòng xào Món hải sản Những chiếc bánh Giáng sinh tuyệt đẹp Món Ý tom xao mang cay ngonc huong dan lam thach rau cau thịt kho gừng toi den thu cong khong chat luong com trua kẹo lạc ngon Bánh tằm