Ăn hải sản tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến không đảm bảo an toàn thì có thể bị ngộ độc. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết.,Mẹo ăn hải sản không bị...
Mẹo ăn hải sản không bị ngộ độc ai cũng nên biết

Thận trọng khi ăn hải sản lạ

Ăn hải sản lạ là sở thích khám phá của nhiều người nhưng cần cân nhắc trước khi ăn thử. Lý do, các loại hải sản này ít được ăn cũng có thể từng được biết gây ngộ độc, hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không. Vì vậy đây cũng là nhóm hải sản nguy cơ và nên tránh.

me
Ăn hải sản lạ là sở thích khám phá của nhiều người nhưng cần cân nhắc trước khi ăn thử.

Tránh các loại hải sản có thể chứa chất độc

Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có thể thường hoặc thỉnh thoảng mới độc. Bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống, chúng ta không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn.

Các loại hải sản có độc như: cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương. Các loại độc tố này thường không bị phá hủy bởi nhiệt nóng khi đun nấu và các biện pháp chế biến thông thường.

Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu

Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh. Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).

me
Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng.

Nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng. Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.

Để ý thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường vùng biển

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bạn có thể biết rõ, có một hiện tượng tự nhiên đặc biệt xảy ra chỉ riêng với biển có thể dẫn tới ngộ độc là hiện tượng "thủy triều đỏ".

"Thủy triều đỏ" là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường như hồng, tía, xanh lục, nâu hay đỏ. Nguyên nhân, một số loại tảo biển phát triển ồ ạt với số lượng lớn bất thường. Một số loại tảo có chứa chất độc. Các hải sản lúc bình thường có thể không có độc nhưng khi có thủy triều đỏ có thể mang tảo độc và gây ngộ độc. Không nên ăn các hải sản được đánh bắt ở vùng có "thủy triều đỏ", đặc biệt các loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ (như trai, sò, ngao,…).

Chỉ nên ăn các hải sản được nấu chín

Các vi khuẩn rất dễ phát triển trong hải sản. Có thể có một số phương pháp chế biến thực phẩm không bằng nhiệt nóng (như đun, nấu) nhưng vẫn có thể đủ tiêu diệt các vi trùng để cho phép ăn tươi. Tuy nhiên với chế biến thủ công thì nhất thiết phải bằng đun nấu.

Điều cuối cùng các bạn có thể muốn biết là các biểu hiện của ngộ độc do ăn hải sản như thế nào để có thể phát hiện nhanh. Nói chung có nhiều loại hải sản với nhiều loại nguyên nhân gây độc khác nhau nên biểu hiện ngộ độc cũng rất đa dạng: từ đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt đến các biểu hiện thần kinh như tê môi lưỡi, co giật, liệt, mờ mắt, lẫn lộn, hôn mê, hay tim mạch như loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hay hô hấp như khó thở, thậm chí tử vong. Nói chung các ngộ độc sẽ nguy hiểm nếu bạn có các biểu hiện thần kinh, tim mạch, hô hấp hoặc khi các biểu hiện ngộ độc kéo dài không đỡ.

Những điều chú ý khi ăn hải sản

- Không ăn hải sản đã chết: Với những hải sản có vỏ như ngao, sò huyết, hàu, tu hài, ốc… nếu ăn phải những con chết sẽ gây dị ứng, vi khuẩn khi vào cơ thể sản sinh chất độc, trong khi acid béo không bão hòa chứa bên trong có thể dễ dàng bị oxy hóa.

- Không nên uống nhiều bia cùng hải sản: Tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác kết hợp với men bia dễ làm tăng hàm lượng acid uric, đây là nguyên nhân gây bệnh gout, bệnh sỏi thận...

- Không ăn gỏi từ hải sản: Khi ăn hải sản, cần chế biến kỹ, chín để tiêu diệt hết các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột thậm chí cả não và mắt…

- Không ăn hải sản cùng trái cây: Cá, tôm, cua và các hải sản khác rất giàu protein và canxi, trong khi các loại trái cây chứa nhiều tannin, nên nếu ăn hoa quả sau khi ăn đồ hải sản không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi của cơ thể, mà còn gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa và các triệu chứng khác. Tốt nhất, hai thực phẩm này nên ăn cách nhau 2 giờ.

- Không uống trà sau khi ăn hải sản vì trà cũng chứa nhiều tannin.

- Không luộc,hấp hải sản dông lạnh: Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.

Người nên ăn tránh ăn hải sản

Một số người nên ăn ít hải sản: Do hải sản ngày càng có hàm lượng thủy ngân nhiều hơn, nếu người mang thai hay đang nuôi con nhỏ mà mỗi tuần ăn hải sản trên 4 lần mỗi lần hơn 100gr sẽ bị ảnh hưởng đến thai nhi hay sự phát triển hệ thần kinh của trẻ em sơ sinh. Hơn nữa, những triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh này phải đến khi trẻ 7 tuổi thậm chí 14 tuổi mới xuất hiện.

Những người bị bệnh thống phong, viêm khớp, huyết niệu… nên ăn ít hải sản, vì hải sản dễ kết chứng bệnh sỏi đường niệu, càng làm bệnh thêm trầm trọng.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

cách làm thiệp bông cà ch lam bo vien Black forest món lẩu cách làm bánh bao truyền thống ức gà rang lá lốt mon ngon voi tom đậu phụ rang muối Đậu phụ rang Che hat sen 10 thiên đường đồ uống của thế làm cach lam banh lemon bars chiên thịt với khoai môn riềng goi bo phap che nep cacao cach lam ruoc kho lắc xoài ham bao tu canh chua bong sung kẹp bánh mì với thịt viên hỗn hợp rượu và nước tăng lực hư nướng bánh pizza sandwich Món Canh uc ga olive dau giam ngon list com hấp tôm tích với gừng sả bánh trôi trà xanh Những món ngon nổi tiếng vùng miền pudding xoai thom ngon Lam mẠthịt heo rang cách làm bánh bò nướng Là m kem sùp trung cut bao thit gã goi Ăn uống để yêu khỏe mon bùi lục Xuýt rau bina phan thiết cá chim kho măng Làm sữa chua cach nau che dau ngu thit bo kho gung cach nau canh bi do thit vien Ra Côn Đảo nhớ ăn hạt bàng rang Nau ngan chicken tikkaa vơi banh mi naan trao đổi chất chế độ ăn uống giảm dưỡng chất tuổi ngoài 40 đậu cá món kho Đậu phụ non kho cà tím và mực nhồi thịt miến dong xào cua trứng chiên bí ngòi ớt chuông ГЃ ho chuối chín nấu gà phi lê sa lát trứng gà CHẢ canh kho qua món cháo lươn pancake trái cây làm mứt dứa thế nào Lợi mứt xoài dẻo Mi xào bánh nếp lá dừa cach lam thit nuong ậu bánh ít lá gai Bình Định thạch bánh trung thu salad ớt đà lạt cach lam sup ca rot cách nấu bánh canh dâu dứa nguyên chất công thức làm flan đậu nành cat tia chuoi Xoi nuoc canh bông súng nấu hải sản cach lam banh cuon rau củ xào tôm do o gái làm duoi bo tiem cơm gà xứ quảng cá lóc nướng ăn với rau Bóc tỏi siêu nhanh trong vòng 10 giây món cà ri cá Canh bò viên Hẹ Phùng nui gà sốt xoi dau xanh dua muc nhoi mien gà phú thọ cháo tổ yến salad gà Cách làm bánh bao nhân đậu Ti bắp bò ngâm banh trung kiến soup khoai pha nuoc cham banh cuon chẠcua Banh tet che khoai nep thom ngon mon ngon cuoi tuan quan niệm sai lầm thực phẩm kho thịt ba cach lam bun hai san Lẩu gà Ăn uống sinh hoạt khi gan nhiễm mỡ vit quay băc kinh chà là món ăn giúp tăng cân