Ngoài các loại hải sản có vỏ, từ 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn khi bé đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.
Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Thực phẩm - Món ăn - Thức uống

Cho bé ăn những loại hải sản nào?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tê baò thân kinh và có  tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nêu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các  acid béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê… Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con  ăn tôm đồng, tôm biển . Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm thật nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.

Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em

Khi mới cho bé ăn hải sản, cần cho bé làm quen dần với loại thức ăn này.

Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm thật nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay hoăc băm thật nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 gram thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc

ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40 gram thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60 gram thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ (một phần hai) con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100 gram cả vỏ). Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

chế biến omega 3 canxi cá biển tôm món ngon

trái cây bọc kem giấy cách làm ốc xào ngon muc muoi tieu chien gion chuối nhúng chocolate mochi dau mÃ Æ lai món canh dân dã cha ca hai phong ngon bánh tằm khoai mì Bánh tằm khoai mì cac mon pho ngon World Knorr lam tran chau tai nha Bánh canh lẩu cua sài gòn nhúng công thức nước cam ép mix cải bó xôi sandwich ngon lác cach lam chuoi rim đường son cơm nguội bọc tôm chiên xù gà nấu rau củ gỏi tôm thịt đơn giản đẹp mắt ngon coc dam chua ngot cach lam rau cau trung ga xôi ngô ram thịt heo kho củ cải mắm kho quẹt cach lam nhan banh trung thu nộm mực thập cẩm Nộm mực thập chao dau xanh ca ro dong banh goi cach lam oc huong Ẩm thực bốn phương Tips Công dụng tuyệt vời của vỏ cam bánh mì sandwich nướng cho bữa sáng cach lam kem dua khong trung cá mú cach lam kem bi đo cách làm mứt Tết chè Hải Phòng ngon ở Hà Nội cach lam mon ca hap công thưc banh phu thê Banh mochi am thuc vung tau tiramisu dâu kiwi PHÁI MẠNH mien tron ot chuong cá hấp rau củ Banh Plan nấu súp rau củ món nướng ngon cảnh đậu hũ nhồi mon xao chay ngon chocolate dâu tây làm bắp xào cay món gừng sả bánh quy chocolate xúc xích tự nấu bánh chưng Cả nhà cùng nấu cách làm trứng hấp kem xoai chanh leo ôc hút quận Tân Bình may lam sua dau nanh cach lam dui ga chien rau luoc com chien rau cu Bữa sáng truyền thống của các nước bánh bí ngô chiên Bánh chuối chiên bánh ngọt tiramisu công thức salad đậu hũ cach lam mi Y tron cu qua banh da nuong bap ram đậu hủ chiên giòn lÃ Æ các loại rèm cửa sổ đẹp Trang trí món ăn mùa Giáng sinh cho bé yêu Bo nhung dam Làm sao giữ chuối tươi lâu Cá ngát Ngã Bảy gà trộn miến củ cải trắng kho thịt kéo dài tom ca muối củ cải bò xào su hào sup hat sen va rau chè hạt sen kỷ tử lảu êch muoi kim chi nen Ngò gai Hột é cà phê thịt gà giả bò khô bánh tổ ong khoai tây chiên pho mát khoai lang chiên giòn Bánh creamcheese brownies canh bí đao nấu tôm tai heo ngam giấm snack hồng que món ngon từ cá kèo chè củ mã thầy long ga xao dau que trái cây rau củ sức khỏe thể chất Quảng nau sam cải bó xôi xào dầu hào Thơm nức Canh xương hầm chả giò cua diều Đâu hu