Ngoài các loại hải sản có vỏ, từ 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn khi bé đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, do đạm trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.
Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Thực phẩm - Món ăn - Thức uống

Cho bé ăn những loại hải sản nào?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tê baò thân kinh và có  tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nêu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.

Cá đồng tuy không chứa nhiều các  acid béo chưa no như cá biển nhưng cũng chứa nhiều chất đạm quý dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển. Vì vậy, khi trẻ mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như: cá quả (cá lóc), cá trắm, cá trê… Cá biển: nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ. Các loại cá này chứa nhiều omega-3 (các acid béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn).

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con  ăn tôm đồng, tôm biển . Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như: hàu, ngao, hến, trai… nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm thật nhỏ, các loại hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa acid béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.

Mẹ có thể cho bé ăn hải sản từ thời điểm nào? - Chăm sóc bé - Chăm sóc trẻ em - Dinh dưỡng & Sức khỏe - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em

Khi mới cho bé ăn hải sản, cần cho bé làm quen dần với loại thức ăn này.

Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn?

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn. Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn loại còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dễ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé. Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé. Với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to: bóc vỏ sau đó xay hoặc băm thật nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay hoăc băm thật nhỏ cho vào cháo, bột.

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: ngoài ăn các loại cháo, mì, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp: cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nấu chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi, hoặc nấu chưa chín kỹ.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:

Trẻ 7 – 12 tháng: mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 gram thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần.

Trẻ 1 – 3 tuổi: mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc

ăn mì, bún, súp… mỗi bữa ăn 30 – 40 gram thịt của hải sản.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60 gram thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ (một phần hai) con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100 gram cả vỏ). Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

chế biến omega 3 canxi cá biển tôm món ngon

Những món chay ba te Bắp xot ca chua khúc bột quế thuc an chay nấu rau câu bánh oreo bánh thạch xoài tÃƒÆ may bắp cải cuốn chay ga chien me bánh trung thu nướng con cá cach lam cai chua chanh tươi Cach kem so co la Bò xào bánh tôm nom gia do phát triển Ăn sáng bánh noel ga nau la giang kim chi nước Nabak kim chi nước của ca ri An chả tôm thịt lá lốt bóc Mon goi neu cách làm mì sốt thịt cua cách làm thịt lợn xào cay Xoai Món ăn bổ dưỡng chù cach nau che nha dam Chàng quà vặt dao nuong cháo tôm tươi đỗ đen Cách Làm chả chay những món lẩu ngon Tự nấu lẩu cua Ruốc dao Cach nâu bùn cha ca bánh trung thu rau câu coc May vÃ Æ phỏ vịt quay banh sung bo Sở chè đậu nấu gạo lứt hệ miễn dịch rau củ măng tây nấm mứt củ cải hương vani bánh hỏi cuốn chả tôm Thiên Trúc Hạn Chọn đồ uống để chống ung thư Xoi Ngon sua chua nguyen kem súp lơ rán giòn Lẩu thả Phan Thiết ngon mắt Vừa socola chẠcua Thịt cua đồng bẠp cẠi thực phẩm tim bệnh tim rau củ thực Nhận biết thực phẩm không an toàn Đặc sản Đặc sản xi cà khoai mon kem socola ng canh chua chẠcà Hầm cá lạc kho sả nghệ nướng bánh bông lan mon tay nộm xoài xanh Đồ uống banh tart túi TOM KHO mon ham cách làm sữa chua chanh leo 고등어 Trung vit bac kích kẹp tóc cháo tôm phô mát nghêu nấu canh kho heo mì trứng cà hà p Ăn món Thái đừng quên gà xào cay bánh cuốn hấp nhân tôm tự làm thạch pate gan ga banh da xao long ga nui nau banh bot loc giải nội nhiệt mùa nóng nha đam mũ thỏ nương cach lam bi heo nuong cach lam kem cherry chanh liệu súp gà cốt dừa kiểu Thái đồ uống LÃƒÆ giang mon luon cách làm tàu hủ đá mầm cải xào tỏi làm bánh bằng chảo món ăn Việt cách làm phở tái Phở tái bò viên khi cach lam banh bÃƒÆ lai cá rán ngon