Đất có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ, phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
Lạ miệng với món đất hun khói

Chế biến đất thành món ngon để ăn là điều mà nhiều người nghĩ là không tưởng nhưng việc đó lại diễn ra nhiều năm Gia đình bà Khổng Thị Biện ở Vĩnh Phúc.

Gia đình bà Khổng Thị Biện (80 tuổi), ông Khổng Văn Loa ở thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) từ nhiều đời nay vẫn giữ tục ăn đất.

Khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo.

"Từ khi còn là con gái, tôi đã thấy các cụ dạy ăn loại đất ngói trên núi sau nhà có nhiều tác dụng, đặc biệt với phụ nữ khi mang thai. Vì thế, lần nào mang thai tôi cũng bảo ông Loa đi lấy về ăn. Tới nay, tôi có 8 người con, ngũ nam tam nữ và vài chục cháu, chắt. Ăn nhiều thành quen, sau thành nghiện. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi hoặc thèm thèm là lấy ra ăn vài miếng", bà Biện kể.

Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường trồng trọt cây cối ở vườn mà phải đào trên núi sau nhà. Trước đây, nhiều núi có đất “ngói” nhưng do bị khai thác bán nhiều đời nên ngày nay không còn nhiều. Muốn lấy được đất “ngói” phải đào hố sâu 3-7m mới thấy. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ đưa cho người trên bờ.

“Ngói” có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.

“Ngói” có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam.

Bà Biện cho biết, không chỉ người thôn Thống Nhất biết ăn món "đất hun khói" lá sim mà nhiều người ở các huyện, tỉnh lân cận cũng mua về ăn. "Vào mỗi phiên chợ huyện, tôi thường gồng gánh ngói ra ngoài cổng chợ bán. Món này đặc biệt hút khách là phụ nữ mang thai".

Những mẩu "ngói" trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước. Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được "ngói" màu xanh lam, người già chỉ ăn "ngói" màu trắng sữa. "Ngói" xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng.

Để có được miếng "ngói" vừa ý, khi hun cũng phải Lưu ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Một tay cầm rổ, tay kia phải điều chỉnh lá sim tạo nhiều khói cho tới khi những miếng "ngói" ngả màu, dậy mùi.

Cận cảnh miếng "ngói" hay còn gọi đất hun khói sau khi được chế biến. Đất hơi ngả sang vàng vì ám khói và có mùi thơm của lá sim. Ăn vào sẽ có cảm giác như ăn miếng lương khô nhưng không bị khát nước.

Anh Khổng Văn Lai (45 tuổi), con trai út cụ Biện cho biết, trước đây dân làng đi đào đất nhiều tạo thành các hầm sâu như hầm vàng. Việc đào sâu xuống khai thác đất bán cũng có nhiều nguy cơ rủi ro. Hầm sâu, kín, khi khai thác xung quanh tạo thành các lò rỗng rất nguy hiểm khi xảy ra sập, sụt lún vào mùa mưa. Ở địa phương đã từng có một người vì đào đất bị sập hố phải đi cấp cứu.

Trước kia, khách tới nhà không có bánh kẹo như bây giờ mà chỉ mời nhau những miếng đất béo, ngậy như vậy. Các con dâu, cháu dâu mang thai khi ăn thử đều thích, nghiền món này. Cháu dâu nhỏ nhất của bà là Nguyễn Thị Khuyên (24 tuổi) quê ở Hòa Bình về làm dâu 3 năm nay. Mới đầu khi nói ăn đất, chị nhất định không ăn nhưng chứng kiến tận mắt từ khâu chế biến đến việc cả nhà ngồi cắn sần sật từng miếng, chị mới ăn theo. Sau đó, khi có bầu thì Khuyên bắt đầu nghiện, thường xuyên bảo cháu xuống đào lên ăn.

Trong ảnh, cháu Khổng Tuấn Hưng lấy "ngói" cho ông nội Khổng Văn Lộc (59 tuổi), con trai cả bà Biện cùng với các cụ trong nhà ăn. Ông Đỗ Văn Bình – Trưởng thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch cho biết: “Tục ăn đất đã có từ nhiều đời ở địa phương. Trước đây không chỉ dân Lập Thạch ăn mà còn nhiều người ở các huyện, tỉnh lân cận cũng về mua về làm quà. Ngày nay, không còn tục đó nữa chỉ còn một, hai cụ cao niên trong thôn còn ăn như cụ Biện, cụ Loa, bà Huệ”.

Theo Khám Phá


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ẩm thực độc đáo

khoai lang tim cuon co 岷綾h xi quách nộm củ cải chua ngọt mÐ Ñ Ð dâu tây Thạch dâu tây biến tấu lạ ô mai muối súp canh chua cá lóc Nga Nguyễn thức uống giải nhiệt nước dưa leo mon mien xao thap cam banh nhản Món măng ớt nhà tôi chút gà nướng chanh ớt sai lam khi che bien dau mì Quảng thiên lý xào cach lam thit bo Cà kho sẠcà kho pho xao kieu thai Ốc cuốn lá lốt nướng thơm nức crawfish nau an ngon nhat ép đẹp món ăn đường phố coc trang trí nhà chi phí thấp Lớp vỏ công thức mì xá xíu ca hoi sot tartra Thưởng thức bữa sáng khắp hành tinh bánh chưng làm bánh quy Mách bạn cách trang trí món ăn ngày công thức bánh kim chi chiên Nui ba chỉ chiên sả Khoai mo chien chua ngot mỳ hoa mai trung ca infographic banh trung thu canh gà nước ép chanh mận hậu tom rang thit ngon bánh ladyfinger nau chao an dam món chè dễ nấu thit heo xao cu dau banh Liên tom o cách làm rau câu 3D Khau gà xiên tẩm bột nướng banh bao chay nuoc cà chua ép Patê chè mì nui giải độc hu panna cotta Kiệt gio heo chien thạch rau câu bánh hành tây chiên Mẹo giảm vị mặn cho canh cá kho nau ca tim bung Banh men Tại Trộn Sa lát gấp hộp đựng đồ mĩ phẩm trung cut thom ngon banh crepe xot cam ngon am thuc món ngon thời trang Hoc Nau An Ngon banh sung bo Lam banh ran Vàng lau ga ngon cach lam chạo mon kem socola canh sườn ngâm giấm heo kho tàu nhút su hào Món chè thơm ngon trá viên làm nem Lẩu tôm trứng cút đồ ăn ngon muối hành banh it tran kiểu Nhật cai nau Mẹo vặt Giúp bạn phi hành giòn ngon Nhâm nhi lưỡi vịt sapo trên vỉa hè Sài Dâu tây Sò huyết Làm kem bun thit xao sa ngon gỏi rau rau càng cua gỏi rau càng cua Món Pháp hoa quả dầm mon ngon vinh long banh canh