Ai cũng nghĩ rửa rau là một việc cực kì giản đơn, nhưng rưả rau như thế nào để sạch vi khuẩn mà rau vẫn tươi ngon không dập nát thì ai ai biết đến.
RỬA RAU CŨNG LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT

Ai cũng nghĩ rửa rau là một việc cực kì giản đơn, nhưng rưả rau như thế nào để sạch vi khuẩn mà rau vẫn tươi ngon không dập nát thì ai ai biết đến.

Xem thêm :

 

Những sai lầm khi rửa rau củ

rau1

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm – Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… mà mắt thường không nhìn thấy.

Cách rửa rau

Rau ăn lá

Được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, Ngâm rau trong nước muối sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho một thìa nhỏ muối.

 

Sau đó rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước chảy, vừa để nước chảy vừa dùng ngón tay vuốt dọc lá, thân rau là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Tuy phương pháp này khá tốn nước nhưng người dân không nên vì thế mà không thực hiện để đảm bảo có nguồn rau an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Rau ăn quả

rua-rau2

Thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam.

Hãy rửa thật sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa thật sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ

Nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa thật sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa

Được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rau gia vị

Nói chung chỉ cần rửa qua. Còn các loại rau gia vị khác như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa thật sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm kí sinh trùng rất cao.

Cách nhanh nhất loại sạch vi khuẩn

Rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt bỏ vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.

Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.

Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác

Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…

Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Kinh nghiệm hay Mẹo vặt

lễ vu lan cha ca ngon đâ u phu Mi vit dừa ga Nướng thit cuon canh ca chép làm pudding cach nau chao ga cách làm thạch bơ Ngô Tuyết Phượng Thạch xoài giòn mát cách làm bánh canh nem khoai tây các mon canh Hái Bun rieu nếp bọc chuối nướng canh ga sot làm bánh chuối thịt heo chiên bánh trôi bánh chay nấu chè xoài phi lê thiên lý xào nghêu sữa dừa non vệ Kinh nghiệm hay Ngao xao Cách cắt cam nhanh đẹp cải bắp món ngon sài gòn Bật đậu hũ chiên giòn Dua cai muoi Quy thực phẩm nhÅ Cơm Cơm Người album bánh trung thu cá banh chuoi nep nuong HAT muc xao chua cay che troi nuoc banh đúc ngọt cach nau che bi do banh la he đô uô ng các món ăn vật ngon cơm cháy chà bông Thịt lợn canh ">Canh bau nau ca bánh mì Sài Gòn ngày nước mắm gà rang lá lốt gấp giấyi tâyabel" style="background-color: #E9D3F9" href="/index.php?q=che">cheef="/index.php?q= thạch bí"> thạch bí kẹo khoai giòn cach Bo lúc lắc kem chanh thit xay kem hoa quả Thực đơn hàng ngày mùa Noel matcha pancake cach nau che hoa qua quai cháo hạt kê Rang muối cach lam sinh to khoai lang pate gan gà gỏi thịt gà Banh canh Cua Ướp Hướng dẫn nấu ăn gỏi cải thảo suon uop dau hao ngon sốt đào cho món nướng Cún Khang Sườn non kho củ sen và tương trang trí đồ ăn cach nau sua bí do bó dậy ngỗng quay ngao xà o canh thịt heo món Ấn ga nấu đông rút bí quyết giã rượu thach tran chau làm xúc xích Khai vị thuc don mon ngon hầm huong dan cach lam kem xoai Chẳng my xào bệnh tâm thần cheesecake trÃƒÆ xanh gói bánh nước ép cần tây với táo vẽ chao thit bo ngon cách làm cơm nắm tac bà nh su Trân Châu nhà hàng Đui salad bua trua thuc an cách làm trà sữa chocolate và trÃÆ