Mùa hè, bạn cho trẻ uống nước như thế nào để vừa giúp trẻ giải tỏa cơn khát mà vẫn tốt cho sức khỏe của con mình?
Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè

  • 1

    Nước ngọt, nước đóng chai

    Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực,... vì thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose, thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

  • 2

    Nước lạnh, nước đá

    Nhiệt độ cao trong những ngày hè nóng bức luôn làm chúng ta khát và những cốc nước mát lạnh có thể giải tỏa bớt cơn nóng. Tuy nhiên, khi cơ thể đang bị nóng bỗng dưng thay đổi đột ngột bởi nguồn nước mát lạnh sẽ làm cho các cơ quan tiêu hóa phản ứng không kịp, dễ dẫn đến các bệnh tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, đồng thời một lượng lớn nước và muối cũng bị mất đáng kể.

    Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè - 1

    Ngoài ra, thời tiết nóng làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên dễ gây viêm đường hô hấp, nếu nặng có thể gây viêm họng mủ, viêm amiđan mủ. Nguy cơ càng cao khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như: uống nước quá lạnh khi đang nóng. Đặc biệt, việc uống nước lạnh rất dễ gây viêm đường hô hấp bởi nó làm nhiệt độ ở vùng họng giảm đột ngột.

    Chính vì vậy, bạn cần hạn chế việc cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Nếu trời quá nóng, chỉ nên cho trẻ uống nước được làm mát hoặc chỉ cho rất ít đá. Hơn nữa, chỉ cho trẻ uống nước được làm mát, hoặc đá khi biết chắc rằng nước (đá) này được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản, vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.

  • 3

    Nước trái cây

    Ngoài calo, trong nước trái cây còn có nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và các chất phụ gia khác. Tuy nhiên, hãy chọn nước trái cây 100% từ hoa quả chứ không nên pha thêm các nước khác vào.

    Với các loại nước trái cây đóng hộp, bạn cần hết sức cân nhắc khi cho trẻ uống vì phần lớn các sản phẩm chứa chủ yếu hương liệu với đường bên trong. Trẻ uống thường xuyên sẽ bị béo phì.

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên xay nhuyễn trái cây làm sinh tố sẽ tốt hơn dùng nước ép. Trong sinh tố có chứa hàm lượng chất xơ cao. Với một số loại quả không có độ ngọt đậm tự nhiên, khi uống nước ép hoa quả bạn thường cho thêm đường. Tuy nhiên điều này không hề tốt một chút nào cả. Nếu bạn thường xuyên tái diễn hành động này thì vô tình đã làm cho một lượng đường bị dư thừa trong cơ thể trẻ mà không biết. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh khác như béo phì, tiểu đường... ở trẻ.

    Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè - 2

    Để đảm bảo con của bạn không uống quá nhiều nước hoa quả, cha mẹ có thể tham khảo mức giới hạn theo Học viện Nhi khoa Mỹ như sau:

    - Trẻ 6 tháng: Không nên uống nước hoa quả, chỉ trừ trường hợp uống để làm giảm táo bón.

    - Trẻ 6 - 12 tháng: Có thể uống 118 ml một ngày. Cho trẻ uống bằng cốc, hoặc đút bằng thìa chứ không cho uống bằng chai để tránh sâu răng.

    - Trẻ 1-6 tuổi: Có thể uống 177 ml một ngày

    - Trẻ 7 tuổi trở lên: Có thể uống 355 ml một ngày

    Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên cha mẹ không nên cho bé uống nước trái cây trước bữa ăn vì nước trái cây chứa nhiều calorie chủ yếu từ các loại đường hoặc hydrate carbon. Nếu dùng trước bữa ăn chính sẽ khiến bé đầy bụng, giảm thèm ăn đối với các loại thực phầm bổ dưỡng khác có chứa nhiều protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển và bảo đảm sự cân bằng dinh dưỡng cho bé.

  • 4

    Nước dừa

    Thay vì sử dụng các loại nước có ga, nước ép hoa quả đầy những chất hóa học thì nước dừa là lựa chọn đáng quan tâm hơn cả vì là loại nước quả hoàn toàn tự nhiên và không gây tác dụng xấu gì cho cơ thể.

    Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè - 3

    Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ uống nước dừa quá nhiều vào buổi tối và hạn chế cho nhiều đá lạnh vì có thể sẽ gây đầy bụng cho trẻ.

    Không cho bé uống nước dừa quá nhiều, uống thay nước lọc hay uống trước bữa ăn. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi; tránh cho trẻ uống nước từ các quả dừa có màu nâu.

    Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên, cách tốt nhất là bạn dùng ống hút cho bé uống ngay khi nước còn trong ở trong quả. Nếu bé mới đi nắng về, đang đói mệt không nên cho bé uống nước dừa, vì dễ bị những tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh…

  • 5

    Nước trà

    Đồ uống tốt nhất và lý tưởng nhất để giải độc cơ thể trong mùa hè theo Đông y là nước chè xanh ấm nóng. Một cốc chè xanh ấm nóng sẽ giúp nhiệt độ dưới da giảm đi 1-2oC.

    Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè - 4

    Uống nước trà tươi tuy có lợi, nhưng cần phải uống lượng vừa phải, nhất là trẻ em, tuổi còn nhỏ, không được uống quá lượng càng không được uống nước trà tươi đặc pha đá như thói quen của nhiều người. Uống nước trà quá nhiều có thể làm cho thành phần nước trong cơ thể trẻ tăng nhiều lên, tăng thêm gánh nặng cho tim và thận, tiểu tiện nhiều, mất ngủ. Vì thế, có thể cho trẻ em uống nước trà, nhưng phải là nước trà pha thật loãng và uống ít một với lượng vừa phải, uống lúc còn nóng chứ không được uống nước trà khi nước đã nguội lạnh, càng kỵ uống nước trà pha đá.

  • 6

    Các loại nước mát

    Việc nấu nước mát từ mía lau, rễ tranh, râu ngô... rất giản đơn. Bạn có thể mua nguyên liệu, rửa thật sạch, cho vào nồi hoặc ấm nấu sôi kỹ. Thêm một chút đường phèn cho đủ độ hơi ngọt là đã có những ly nước mát vệ sinh, giải nhiệt mùa nóng cho trẻ.

    Hướng dẫn những lưu ý khi cho trẻ uống nước ngày hè - 5

    Mức nước mát cho trẻ nhỏ chỉ nên là 1-2 ly nhỏ (khoảng 200-300ml) mỗi ngày. Vì nước mát với các loại rễ tranh, râu bắp, mía lau... có tác dụng lợi tiểu tốt nên khi uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trẻ tiểu thường xuyên, tiểu nhiều, gây mất nước cho cơ thể. Trẻ dưới 6 tháng tuổi càng không nên uống. Đường ruột trẻ còn yếu, nếu uống vào có thể bị nhiễm trùng gây tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ sơ sinh uống nước cam thảo sẽ rất nguy hiểm. Vì khi uống nước cam thảo vào, trẻ sẽ tiết nhiều đàm nhớt, có thể bị ngạt thở mà các bà mẹ không hay.

    Nên cho trẻ uống chè đậu xanh hoặc nước ép dưa hấu. Điều này không chỉ kịp thời giúp trẻ bổ sung phần nước còn thiếu, mà còn có tác dụng tản nhiệt, điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra, nước ô mai có thể giúp trẻ khai vị, nước ép dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải cảm.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Đồ uống & Sức khỏe

Lam gio cách làm bánh cupcake trân châu Mê suon ham mi thit bo salad bo bit tet nên chà huong dan lam banh sandwich cách làm cháo lòng mỹ cá biển loại to đùi gà chiên tom chien thit món kho Cá kho chua cay thơm ngon khó chối Ga nau nam quận canh thịt gà lá giang Bot bang thận cách vắt chanh nhiều nước mam cỗ bơ dầm thit lon bi ngoi don thit chua ngot Cach lam banh xeo miến trộn cach nau che sua cu mẹo vật Bún hoa atiso salad cÃƒÆ Cún Khang Bún chân giò đổi vị cuối m½ nước sôi mon ngon cho be Kem xoài Nước Chấm cach nuong ca hoi ngon kem xoài cùng yaourt sò pho gà cà xào Điểm tâm ngó mứt trái cây món ngon từ ghẹ 4 bước đơn giản bánh sữa bắp Trái cây su su xao trung muoi thom ngon tráng miệng Dùng cật xào mướp hương canh suon sữa chiên bố thit bo ngam nuoc mam chả giò nam bộ Làm bánh sẠCách kem bÃƒÆ Ãªm mon an thai lan ngọt mát kem cam Nau cháo sup bi ngoi ngon miệng làm bánh mì canh ca mu Bữa sáng đẹp mắt cho bé từ trứng Cải xoong cá hồi trộn khoai tây chiên giòn những món ăn ngon bánh cupcake thạch cho bé Cach lam mi trung cách làm miến trộn tôm thịt vu khuc mua xuan thế giới Hầm cach lam me ngao duong ngon cá kèo kho sả Làm bánh pizza bánh trưng phở đan Cún Khang Làm latte trà xanh không khó làm dưa món giải khát mùa hè nem cá hồi củ quả tặng sinh nhật bạn Dò cúc canh Gạo giải Các món kho cocktail trÃƒÆ tao do nam tuyet kẽm đùi gà chiên mam ca loc Cách lam chan gà bánh mỳ loại thịt Suon mon an ngon Giàn mướp cho quả dài gần 2 mét Đậm thịt bò khô Cách chế biến thịt ngon Ẫm thiên bien