Khi 6 tháng tuổi, thực đơn của bé không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng.
Danh sách thực phẩm bé cần tránh trong thời kỳ tập ăn dặm

Khi 6 tháng tuổi, thực đơn của bé không chỉ có sữa mà sẽ phong phú hơn rất nhiều. Bé có thể ăn nhiều thực phẩm khác nhau, song có một số thực phẩm bạn nên để con lớn hơn chút nữa hãy sử dụng.

antivirus software comparison

Cho dù những thực phẩm đó có thể giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người nói chung nhưng chưa chắc đã phù hợp với trẻ em  trong thời kỳ tập ăn dặm.

Muối

Không cần thêm nhiều muối vào thức ăn của trẻ, vì thực sự muối không hề tốt cho sức khỏe của trẻ con. Bộ y tế của Anh đã đưa ra khuyến cáo đối với trẻ em từ 1 tuổi trở lên mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1 gram muối tương đương với 0,4mg natri. Do vậy bạn nên kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm những thực phẩm chế biến sẵn của trẻ để biết được hàm lượng muối có trong đó.

Nếu bạn e sợ thức ăn của con “nhạt nhẽo” bạn có thể thêm một vài loại thảo mộc hoặc một chút bơ vào cháo hoặc súp của con. Điều này sẽ giúp gia tăng hương vị của món ăn mà không cần nhờ đến muối hay chất làm mặn khác.   Mật ong   Mật ong dùng để ăn kèm với bánh mì nướng quả thật là quá ngon, tuy nhiên nếu con bạn đang trong thời kỳ tập ăn dặm thì nhất định phải tránh không cho con dùng loại thực phẩm này. Vì những vi khuẩn gây ngộ độc (có nguồn gốc từ chính những con ong) có thể lây lan sang mật. Và nếu con bạn sử dụng loại mật ong đã nhiễm khuẩn này con sẽ dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ. Khi bé trên 1 tuổi cha mẹ mới nên cho bé thử sử dụng mật ong để thăm dò phản ứng của con. Sữa bò

Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.

Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.   Đậu phộng    lac Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.   Pate   Không nên cho bé ở tuổi tập ăn dặm ăn pate vì trong pate có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria rất cao, loại vi khuẩn này sẽ hình thành bệnh listeriosis – có thể nói nó là một dạng ngộ độc thực phẩm.   Động vật có vỏ   Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.   Phô mai mềm   Nên bỏ qua những loại phô mai mềm như Brie, Camembert trong năm đầu tiên của bé. Kể cả là cheddar, đó cũng chưa hẳn là loại phô mai tốt cho các con. Những loại phô mai mềm này thường chứa listeria dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa cho trẻ.   Thực phẩm có nhiều đường   Không phải vì bé chưa mọc răng mà bạn để con ăn vô tội vạ đồ ngọt, như thế dễ khiến lượng đường trong máu tăng, dẫn tới bệnh béo phì. Thêm vào đó vấn đề sức khỏe răng miệng bạn cũng cần Lưu ý không chỉ đối với răng của trẻ mà còn cần chăm sóc tốt cả nướu nữa.   Một số loại cá   Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân. Theo afamily.vn

Tổng hợp & BT:

Về Menu

Góc chia sẻ

bánh gạo lắc cháo lươn nghệ an trẻ bà cách làm nước hàng cha gio thit ngon sống thọ cách làm chân gà rim mỳ Udon cach lam bap rang bo cach lam nem tai cháo cá chép cháo cá chép Hằng MT đậu hà lan thái cá cơm Äao cùi dưa chuối Bạc Hà kho mam tu lam chocolate bánh pho mát đậu hũ Lớn tỏi xào thịt heo banh canh cha cua nau nuoc duong lam tra sua huong que ngon gỏi khổ qua trứng vịt chiên trứng cá muc nuong sa te thom gà xiên nướng oc Văn hoá ca hoi tam me dau hao mong gio tạt cupcake mặn com túi đựng đồ tôm sốt me cocktail bellini nau che bot bang kho thịt sữa chua dâu Chiên chim cut vit rang ga ran gion ngon thịt cốt lết chiên xù chip bong cai xôi lá nếp La lốt xào lam nom cach xao thit cuu đàng lam banh gio ngô bao tử đậu đũa xào thit xong khoi cuon rau cu kho đậu Nếm thử món nướng Sài Gòn di an burger box phan boi chau tôm nướng tỏi nuoc san day chanh ngon bánh cuộn tôm bạch tuộc nướng cach nau mi goi công mề gà xào nấm cơm chiều nep chien bò xào rau thơm cách làm thiệp Bách che sen tao tau tom chien vung cách làm bún cá ngừ sup gà mi bo cay canh nấm hương cach lam ruoc trung ca khoai lang nướng tương ban cach nau sup canh chả cá bảo vệ cách làm bánh tart trứng cach nau che sen cu nang MÃÆm vẹm xào cay Cách làm mì xào cà ba sa Cách lam banh tieu soi canh cải thảo nấu thịt lợn đồ ăn Ấn Độ cách làm cơm rang com dua rau cá hu tieu de ngon bo Lẩu thả Phan Thiết ngon mắt cắt hành tây cach nau canh chua ca ngat bau khia ngu vi bánh cuốn tôm mềm Cún Khang Sườn cốt lết sốt dầu hào bánh việt Cach lam nom du du cach làm mứt khoai lang nem cuốn tôm món điểm tâm mon chinh cách nấu canh mộc ca loc kho bánh Đậu rau thịt nếp cẩm nấu sôi