Bánh giầy Quán Gánh ngày càng trở nên thiết thực trong mỗi dịp lễ, hội, cưới, hỏi…đặc biệt dịp giỗ tổ Hùng Vương nhớ mùi vị của bánh giầy Quán Gánh
 Giỗ tổ Hùng Vương nhớ bánh giầy Quán Gánh

Bánh giầy Quán Gánh đã đi vào lòng của mỗi người dân Hà Nội tron mỗi dịp lễ hội....

" Bánh giầy Quán Gánh

Bánh rán Chợ Mơ

Cá rô Đầm Sét" 

Bánh giầy Quán Gánh đang góp phần làm phong phú thêm những món ăn ngon của Hà Nội hôm nay, tuy nhiên, từ lâu nó đã trở thành thứ bánh ngon được người đời chiêm nghiệm và ngợi ca sánh ngang với các loại bánh đặc sản ở các vùng quê khác. Bao nhiêu lần cầm chiếc bánh thưởng thức là bấy nhiêu lần tôi tự hỏi, tại sao lại có chiếc bánh ngon thơm đến lạ thường. Quả không sai khi Vua Hùng chọn hoàng tử Lang Liêu lên làm vua kế vị chỉ với hai loại bánh làm từ gạo nếp và đỗ xanh mà không phải là những lễ vật sơn hào, hải vị khác.

 Giỗ tổ Hùng Vương nhớ bánh giầy Quán Gánh - 1

Bánh giầy Quán Gánh là một món ăn ngon của Hà Nội

Để tìm hiểu về loại bánh này, chúng tôi đã tìm về làng Thượng Đình (một trong bốn làng làm bánh dày) ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội (cách trung tâm Thành phố Hà Nội 17km). Mới đến đầu làng, tôi đã kịp nhận ra ngay không khí bận rộn làm bánh của bà con nơi đây vì đang mùa cưới, hỏi, đặc biệt là mùi hương của gạo nếp, đỗ xanh tỏa ra thơm nức mũi. Ấy vậy mà người dân chỉ làm bánh vào đêm còn ban ngày chỉ rửa lá, gần trưa ngâm gạo, chiều tối bắc bếp, đêm giã xôi, gói bánh, gần sáng đem giao. Vì bánh giầy Quán Gánh không chỉ phục vụ khách vãng lai qua đường Quốc lộ 1 mua về làm quà hay ăn một vài cái cho đỡ đói khi lỡ đường mà nó đã trở thành thứ bánh không thể thiếu trong những ngày lễ, hội và trong các đám cưới, hỏi của người dân khắp các tỉnh, thành. Thương hiệu bánh giầy Quán Gánh ngày càng bay xa và có hương vị riêng của mình, có lẽ vì cái vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, lá dong, độ thơm ngầy ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người dân Nhị Khê mới làm nên được hương vị đặc trưng đó. Theo anh Nguyễn Văn Được, con trai bà Nguyễn Thị Ngố, người làm bánh lâu đời ở làng cho biết: “Chiếc bánh giầy ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm, đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi đồ vừa khéo, đủ độ, sau đó giã thành vỏ bánh dẻo thơm. Người giã gạo phải là người có sức khỏe dẻo dai, và phải giã ngay từ lúc xôi còn nóng, đến khi gạo thật nhuyễn, thật dẻo. Nhưng ngày nay, nhiều hộ đã chuyển sang cách làm công nghiệp thay sức người bằng sức máy, tuy nhiên, chiếc bánh giầy cũng không vì thế mà kém đi vị thơm ngon vốn có của nó.

Bánh giầy có nhiều loại, người thích ăn bánh chay kẹp giò, người lại chọn cho mình loại bánh mặn nhân đậu xanh, thêm ít thịt ba chỉ, dừa và thơm mùi hạt tiêu, người chọn bánh ngọt. Mỗi loại bánh đều có vị ngon riêng, khi đã ăn rồi thì khó mà quên nổi. Người dân Quán Gánh tương truyền rằng: Ngày xưa, có một người hành khất đi ngang qua làng Quán Gánh nghỉ trọ. Người hành khất tuy nghèo khổ, rách rưới, bẩn thỉu nhưng vẫn được những người dân đôn hậu nơi đây đối đãi tử tế. Cảm động vì nghĩa cử đó, ông bèn dạy cho người dân nơi đây cách làm thứ bánh bằng gạo nếp vừa lạ vừa ngon và gọi là bánh giầy. Sau này, người dân mới biết người hành khất đó là vua đi vi hành để dạy dân làm nghề.

 Giỗ tổ Hùng Vương nhớ bánh giầy Quán Gánh - 2

Cuộc sống được đổi thay từ khi có cơ chế đổi mới, chiếc bánh giầy dân dã được lên ngôi. Phố Quán Gánh không còn giới hạn trong phạm vi 1 cây số trên đường quốc lộ 1A nữa mà dọc từ hai bên đường từ làng Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) cho đến thị trấn Thường Tín dài gần 4km, đã có hàng loạt quầy đại lý bán đặc sản bánh giầy Quán Gánh. Trong làng, nhiều hộ đã chuyển sang làm bánh chuyên nghiệp. Nhờ nghề làm bánh giầy mà cuộc sống người dân đang dần thay đổi, những ngôi nhà cao tầng đang ngày càng mọc lên nhiều hơn, đời sống bà con ngày một đầy đủ, no ấm. Vào những ngày Giỗ Tổ, người dân trong làng không quên chọn những chiếc bánh thơm ngon nhất để lên bàn thờ tổ tiên và cũng để nhớ tới công lao dựng nước và giữ nước của Vua Hùng.

 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Văn hóa ẩm thực

Cơm cháy nước xốt n hải sản chiên xào tỏi ớt xôi đậu đen tẠo cách làm khổ qua nhồi thịt canh cá chép nấu mẻ Phi lê cá hồi nuoc ep dua bánh gấc nhân đậu xanh sushi xôi bo ham ngu vi canh rau ngót nấu tôm tươi lam socola kem tuoi ngon vit om sau ha noi náu lảu sup miso chay banh bao hap gà xào cay bánh caramen trung muoi thom ngon banh xeo mien trung canh chua tôm dứa hoang kim làm sữa đậu chảy nước miếng tôm nhồi sò điệp hấp cà khoai Lớp xúc xích cuộn thịt Cải ngọt kem đá bào cam tôm đồng thịt bọc trứng rán Trang Trí Món Ăn bun cha nuong pasta casserole đậu cove xào mon nhau công thức xúc xích xào ớt chuông trái sấu ngâm Món ngon mùa hè làm càng ghẹ ngon Thịt ba roi tôm hấp đậu hủ soup gà chè khúc bạch Cháo ngon nấu chè củ năng sữa dừa non trà sữa trân châu thịt lợn hấp rượu Cach nau xoi vo ngân gà nấu bò kho salad kiểu mexico Những món quà vặt tuổi thơ Sài Gòn ai mẹt chanh chiên mì ống nau che sam bo lương Thu Hương nacho hoa thiên lý cách làm thiệp canh nghêu nấu với rau muống Canh nghêu cách làm cháo óc heo Cua rang tieu gà ác kho quẹt chấm rau củ kho thit ngon cá mặn chưng thịt trứng Đơn sò lụa hấp sả Dê nướng nâu ăn gà nướng sốt mayonnaise món làm nhanh Dưa chuột tim ga kho rau ram ngon cá quả trê bánh kem dâu tây phô mai người chiến thắng bánh cổ truyền dat làm hoa giấy trà sữa Tự làm trà sữa trà xanh tại cách làm bánh ú me làm sốt sữa hạnh nhân com cuon trung banh phong tom bánh mì mè bánh ướt chay vit tiêm Cupcake chai nước gá sốt Ha cao Tim ga da kho mon goi xoai Kẹo cu đơ lam banh oc que Cải chua Mon ngon tu ca hoi nộm thịt gà cách làm nước ép khế Canh bò rau răm bạc hà túi cha la lot ng ² goi Cách làm bánh flan ngon trai coc túi ví mứt chả tía tô thịt lợn sốt chanh bơ Banh tart hoa qua kieu Chau A CA KHO TO