Tất cả cùng được gọi là phở Việt Nam nhưng tại đó vẫn tồn tại những nét đặc trưng thú vị đấy! Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội - Nam Định - Sài Gòn
Đi tìm nét khác biệt của phở Hà Nội - Nam Định - Sài Gòn

Nhắc tới ẩm thực Việt Nam, không ai có thể quên được món phở, món ăn truyền thống của người Việt.

Phở Hà Nội đã có từ xa xưa, nó trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu của người Hà Nội. Nước dùng của phở Hà Nội thường trong và ngọt, vị ngọt chân chất của xương, ở Hà Nội, người ta thường có thói quen cho thêm một chút Bột gọt (mì chính) vào nước dùng. Viết về phở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam đã từng viết trong tác phẩm Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon".

Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....”

Với phở Sài Gòn, bạn có thể cảm nhận được cái vị ngọt của đường khá rõ nét, ngọt lịm thấm đến từng miếng thịt. Đặc biệt, người Sài Gòn nhiều nơi còn nấu nước dùng bằng xương gà và thêm con khô mực, có lẽ vì vậy mà nước dùng của phở miền Nam có màu hơi đục, có vị béo và ngầy ngậy hơn.

Có rất nhiều giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, tại nơi đây, bí quyết chế biến nước dùng của món phở thường được truyền từ đời này sang đời khác. Có chuyện kể lại rằng phở gia truyền ở Nam Định chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kiều ở làng Giao Cù và từ họ Cồ ở làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, (huyện Nam Trực) . Sau đó được truyền ra các làng bên cạnh nhưng đã được biến chế, không còn mang nét nguyên vẹn như xưa và thêm một số phụ gia.    Cho đến những  thập niên 50, người Nam Định đã mang món phở ra Hà Nội và bán theo xe đẩy.  Và từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do, Phở Nam Định đã từng vắng bóng một thời gian ở những địa phương khác. Tuy nhiên, từ năm 90 trở lại đây, Phở Nam Định phục hồi trở lại và ngày càng phát triển mạnh. Hiện nay dân làng thuộc làng Vân Cù, Giao Cù và các làng lân cận đi khắp nơi từ Bắc vào Nam mở các quán phở đế kiếm kế sinh nhai và gìn giữ một món ăn ngon ngườì Việt.

Bánh phở theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Bánh phở có nét khác biệt nhiều nhất đó là bánh phở Nam Định, là loại sợi nhỏ, rất mỏng mềm và dai đây là điểm khác đặc trưng so với bánh phở Hà Nội và Sài Gòn. Nghe đâu là do họ bỏ thêm một ít bột dong vào khi làm bánh phở các bạn ạ.

Ăn kèm với món phở thường là thịt bò và thịt gà, thịt bò được xắt mỏng, đập dập, nhúng vào nước dùng vớt ra đúng lúc để miếng thịt vừa chín mà vẫn mềm và thơm ngon; thịt gà thường được luộc nguyên con, sau đó chặt miếng nhỏ, xếp đều trong bát, trên lớp phở đã được chần qua, rồi cho nước dùng.   Ở miền Nam, ngoài tô phở chính, họ còn có thêm một chén nước béo (nước mỡ của xương bò, có những nơi còn có cả nước tiết nữa) để riêng nếu khách muốn và tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ. Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (được chần qua nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình.

Ngày nay, món phở đã trở thành một món ăn rất phổ biến, không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Phở cũng trở nên đa dạng hơn, được chế biến theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phở chế biến theo cách truyền thống vẫn được ưa chuộng nhất không chỉ trong nước mà còn trên nhiều quốc gia khác trên thế giới. Có đi xa thì bạn mới thấy nhớ phở quê nhà đến như thế nào...


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

nhanh gọn Mùi trà sữa đậu xanh lam pho xao gion ngon Chuối nấu rau muống xào chao lam cu kieu bánh sô cô la bánh sô cô la rượu rhum Ha mì spagetti sua chocolate thom ngon Cảnh sườn heo hầm bÃƒÆ cà si ro chanh nha dam à gà bóp rau rau trộn quả dâu tây Nho muc kho bánh chuối chiên canh dưa nau canh cu cai man ngon Má Ÿ mÃƒÆ làm bún Người Hàn Quốc trứng rán mướp đắng Trứng rán mướp cach lam banh tiramisu tă m Nấu lẩu Cách làm cốm đậu nành edamame protein chất xơ chè bột báng lá dứa cá tuyết miso món Nhật Æn quảng gà kho tương đậu nành Oc nhoi thit súp hành cach lam banh bap he cà ch Cua mÃy cach lam banh giay gio cách làm khoai lang chiên món mực ngô chiên Hàu bo than nuong barbecue keo dau phong vien bÃƒÆ hột vịt Giỗ bo chay Phạm Liên Trứng chiên thập cẩm bắt Xếp Mon tron luon cuon thit lam banh macaroon cách rút xương chân gà thịt bằm giữ rau quả tươi trong tủ lạnh Buổi bánh ngọt opera Hà Ly tom chien bot thom ngon lâu đồ uống Tây Ban Nha Tự pha chế trái sấu ngâm công thức bánh trung thu không cần lò dầu Những món bánh cuốn ngon nhất Hà Nội quần short shorts canh sườn hầm cach pha tra chanh ngon đẹp da Mẹo nhỏ cho món ăn ngon mon tron goi cua ngon Ga nau nam trứng gà muối quẠlê me gan sot gung my y xuc xich ngon cocktail với dâu tây nắm dong co xao luộc khoai lang ngon trứng cút sốt nấm rơm bánh sô cô la chuối Phá Mẹo chữa xong nồi bị cháy bun hit vien Cu cai banh flan cot dua bong bong lan chocolate bã³c mÃƒÆ t phà cà chè bí đỏ bột báng nước ép cam và thơm cach che bien sua chua ngon đùi gà áp chảo muc chien ot sot mayo chanh cong quán ăn nổi tiếng Thòm tự làm kem mít món Hàn Quốc GiÃƒÆ chuối xanh kho bao tử cách làm cupcake hình cây thông ca tam rang muoi bánh bao hình bông hoa Bun Mam Mien Tay Quán bò đông khách trong hẻm nhỏ bánh tét ba màu miền Nam Trâm Phạm gốc Người Nhật tỉ mỉ Giáng Sinh Làm đẹp nem cuộn hoa quả bong cai xanh