Rau, củ, quả đem lại những lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý, một số loại có chứa độc tố dễ gây ngộ độc. Để tránh những chất độc hại trong rau, củ
Để tránh những chất độc hại trong rau

Trong những bữa ăn của người Việt, hầu như đều có sự hiện diện của rau, củ, quả tươi. Bài viết này nhằm lưu ý một số trường hợp độc chất từ rau, củ, quả có thể gây hại cho sức khỏe.



Nên dùng khoai tây chưa mọc mầm
 

1. Chẳng hạn như, với khoai tây đã mọc mầm, thì lớp ngoài vỏ xanh của nó có chứa chất độc là sôlamin. Sôlamin là một ancaloit, tương đối độc. Triệu chứng ngộ độc nhẹ, theo lương y Quốc Trung là: đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nặng hơn là giãn đồng tử, yếu liệt hai chân, làm hệ thần kinh trung ương bị tê liệt, khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, làm ngừng tim do tổn thương cơ tim. Ngoài khoai tây mọc mầm, thì khoai tây bị hư cũng có chứa sôlamin.


2. Thứ hai là măng. Măng cũng chứa glucozit sinh a-xít xyanhydric. Trong măng tươi có nhiều độc chất hơn măng ngâm chua hoặc măng khô. Để phòng ngộ độc, phải luộc măng kỹ, bỏ nước trước khi chế biến, khi ăn thấy có vị đắng lạ thì phải bỏ.

3. Thứ ba là sắn đắng. Sắn nào cũng có glucozit sinh a-xít xyanhidric, nhưng sắn đắng có nhiều hơn (từ 6 đến 15 mg/100g, so với sắn thường 2-3 mg/100g), thường có nhiều ở vỏ dày hai đầu củ và lõi sắn. Những trường hợp ngộ độc thường hay xảy ra với trẻ nhỏ, ăn sắn sống, luộc chưa chín hoặc ăn sắn cả vỏ. Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng thường xuyên tiếp nhận trẻ em bị ngộ độc sắn đắng.   Tùy theo liều lượng ăn phải nhiều hay ít, ngộ độc có thể cấp tính hoặc ngộ độc chậm. Ngộ độc cấp tính có các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi, rối loạn thần kinh, co giật, giãn đồng tử, co cứng cơ hàm, ngạt thở, thở chậm, mạch không đều, sắc mặt tím tái, và có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc chậm gồm nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt toàn thân, mắt đỏ, khô cổ họng và mũi.   Để đề phòng ngộ độc do sắn, theo các bác sĩ, cần bóc vỏ, bỏ hai đầu củ sắn và ngâm nước sau 24 giờ mới sử dụng, không ăn sắn sống, khi ăn thấy đắng phải bỏ ngay.    


Nên dùng cà chua chín thay cho cà chua xanh - Ảnh: T.Tùng

    4. Cà chua xanh, theo lương y Quốc Trung, có chứa độc tố tomatidin có thể dẫn đến ngộ độc với các triệu chứng: nôn mửa, váng đầu, chảy nước dãi, ủ rũ người. Nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phòng nhiễm độc cà chua, tốt nhất không nên ăn cà chua xanh sống, nên chế biến chín, hoặc cho ít giấm để phá bỏ cấu trúc phân tử của tomatidin.

5. Một số loại quả họ đậu, như đậu kiếm, đậu mèo… cũng chứa hàm lượng tương đối lớn glucozit sinh a-xít xyanhydric. Để phòng ngộ độc, không nên ăn nếu chưa ăn bao giờ, không ăn sống các loại đậu này.


6. mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen còn tươi có chứa một chất thuộc họ porphyrin, rất nhạy cảm với tia nắng mặt trời. Khi ăn xong ra ngoài nắng có thể sẽ bị viêm da. Những chỗ da để lộ ra ngoài bị nổi mẩn, tấy đỏ, mọng nước, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Trường hợp trúng độc nặng làm cuống họng phồng rộp, mọng nước gây khó thở. Không dùng mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen còn tươi, cho dù có nấu kỹ, chỉ ăn mộc nhĩ (tức nấm mèo) đen đã chế biến và phơi khô.

7. Rau ôi. Một số rau xanh hay dùng như: rau cải trắng, cải bẹ, cần tây, cần ta có chứa chất nitrat, nếu rau bị úa, hư, hoặc muối dưa quá lâu, muối này sẽ bị khử bớt ôxy, tạo thành nitrit ăn vào sẽ có nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng: nhức đầu, mỏi mệt, buồn nôn, buồn ngủ, tim đập dồn dập, chân tay lạnh, các ngón tay bầm tím.

8. Nhiều loại nấm dùng chế biến thành món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh như nấm hương, nấm rơm, nấm kim chi, nấm gà... Nhưng, cũng không ít loài nấm độc (nhất là nấm hoang dã ngoài tự nhiên) như nấm bắt ruồi, nấm chó (còn gọi là nấm mũ trắng). Khi ăn các loại nấm này có thể gây tử vong (chết người) rất nhanh. Không sử dụng nấm tự nhiên nếu không biết chắc chắn đó là loài nấm ăn được.

Trong trường hợp chẳng may bị ngộ độc do ăn phải rau, củ, quả có độc chất, phải kịp thời sơ cứu bằng cách cho nôn hoặc uống nhiều nước để làm loãng chất độc trong cơ thể. Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. 

  Theo Thanh Tùng Thanh niên
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

mi pham handmade ca tre kho bánh khoai tây chiên giòn dịu Bánh đa nướng món ngon hủ tai thit kho nhà hàng TungLok Heen Ba món ăn tuyệt Canh kim chi bò om cha dau xanh masterchef Cang cua boc tom làm bánh mì nêm gia vị kim chi cải bánh mít salad dưa hấu canh rong biển nấu củ cải cach lam snack bi ngoi banh crepes trai cay êm nam kim cham hap ngon bún mắm nem thit nuong sate bánh Tart heo xào tiêu sữa chocolate quế thịt ba chỉ kho củ cải hăn heo nấm rừng lá quế sup vit cay ngon lau chao món ăn Nghệ thuật Ẩm thực món ăn đon giản lam banh cupcake Thịt Heo quay cách luộc ốc bất cong thuc nau che thịt gà nấu rượu Bí Quyết cà mà chè khoai sọ ếch xào sa tế cay làm gà nướng sốt cho món mì ý soup nha đam thạch sữa đậu nành sốt gừng dưa chuột kẹp phô mai nộm dưa chuột sinh to chuoi la Hòa tan banh chiffon cam banh foccacia ngon ech xao la tia to hệ miễn dịch kẽm thịt cá vitamin C Sữa chua và tác dụng giảm béo thức uống giáng sinh lập gia đình tuyết nguyễn mực ống nhồi thịt chiên than heo cuon Cach nau che nep nuoc sot banh mi thit than nuong satay video dạy nấu ăn ngon kem thịt nguội vo buoi bánh dừa Kiến rau câu nho chả cá lã vọng chiên giòn nộm mực CA công thức chân gà hấp hành đế giày cố che do cach lam muoi sa ot nau oc dưa leo muối ngon tự làm bánh gạo chiên trứng chiên thịt băm Canh bi đao Những loại quả ăn vỏ cũng tốt như thach ca phe ngon Các loại mắm độc đáo chỉ có ở Tips 3 cách tách hạt lựu nhanh gọn che hot vit Làm Mứt dừa gân bò hầm dưa cải chua cha ech món canh chua ga sao món ravioli thịt bò xào tép rang cách làm Nga Mùa Thu cá basa Triệu Việt Vương bánh cupcake cho noel mÃƒÆ lam thit cay thit nac nau canh cai thao canh cu sen ham Ngô Tuyết Phượng Chả đậu hũ và ngô công thức làm mứt bí nau cari rượu với sữa Rực nuoc cham nem ngon gà luộc sốt mỡ hành cách làm bánh nhúng cháo hầm thịt cach lam caramel chuoi cach lam ga uop sa phà Štrung duc thit bo lo thịt viên bí ngô sốt cà hanh tay ho Chu