Trong chuyến đi đến đảo quốc Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương, những cư dân bản địa giới thiệu cho tôi một đặc sản kỳ lạ, trông như con quái vật, với đầu tôm, càng cua, mai rùa, bụng nhện… Cua dừa ở Nam Thái Bình Dương
Cua dừa ở Nam Thái Bình Dương

Đó là vẻ ngoài của con cua dừa – một trong những loài cua lớn nhất thế giới tồn tại trên trái đất – đang sinh sống tại các hòn đảo ngoài khơi Nam Thái Bình Dương.

Cua dừa là món đặc sản dùng đãi khách quý

Trọng lượng tối đa 4 kilogram , chiều dài lên đến 40cm, tuổi thọ từ 30 – 60 năm, cua dừa có mười chân, là một sinh vật kỳ quái, dữ dằn của các rừng dừa ở các đảo quốc như Vanuatu, Fiji, Solomon… Xoay quanh cua dừa là những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn từ cách cua leo dừa, hái dừa, bổ dừa, ăn dừa...

Sát thủ dừa

Càng cua dừa to khoẻ như gọng kìm – có thể nhấc bổng trọng lượng nặng đến 29 kilogram – dùng bóc vỏ dừa. Hai cặp chân kế của cua dừa có chiều dài hơn hẳn trong số các chân cua dừa, và cực khoẻ, giúp cua dừa leo được lên những thân dừa thẳng đứng. Cặp chân thứ tư nhỏ hơn, có hàm để cua dừa gắp các cùi dừa ăn, cặp chân này cũng dùng đi lại và leo trèo. Cặp chân cuối cùng rất nhỏ, nằm ở gần bụng, dùng làm sạch những lỗ thở ở phần bụng cua dừa.

Cua dừa có những kỹ thuật tách vỏ dừa độc đáo, trái dừa bị bao bọc bởi vỏ khô, cua dừa sẽ dùng càng khoẻ của mình để tách lớp xơ dừa, bắt đầu từ phần cuống dừa có ba lỗ nhỏ nơi dừa mọc mầm, cua dừa sẽ dùng càng gõ mạnh liên tục vào các lỗ này cho đến khi quả dừa khô bể hoặc lủng sâu vào phần cơm dừa, cua dừa lật ngược trái dừa lại, dùng hai chân sau nhỏ và nhọn chọc sâu vào phần cơm dừa, lôi cơm dừa ra đánh chén. Nhiều cua dừa lớn có thể dùng càng đập bể vỏ dừa khô thành từng mảnh.

Có những con cua dừa rất khôn, sau khi tách dừa khô ra khỏi vỏ đập hoài không bể, cua cặp trái dừa leo lên cây cao thả xuống cho trái dừa bể ra để ăn cơm dừa, gặp khi dừa chưa kịp rụng, cua trèo lên cây dừa cao trên 20m, hái dừa thả xuống đất rồi bò xuống tách dừa để ăn. Cua dừa thường trèo lên cây hái dừa và trái cây, hoặc để tránh nóng và tránh các loài thú ăn thịt khác.

Kẻ sợ nước và không biết bơi

Một cặp cua dừa vừa được săn bắt

Cua dừa sống trên cạn, ở các hang hốc gần bờ biển, và không biết bơi, có thể bị chết chìm trong nước. Chiếc mũi là một cơ quan cực kỳ quan trọng giúp cua dừa đánh hơi, phân tích mùi tìm hướng đến các quả dừa sâu trong đất liền. Mùa kết bạn của cua dừa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, cao điểm nhất là từ tháng 7 đến tháng 8, cua đực và cua cái đánh nhau dữ dội cho đến khi cua đực trườn lên lưng cua cái và tiến hành giao phối, thời gian giao phối dài 15 phút. Sau đó cua cái đẻ trứng, ôm trứng dưới bụng bằng một loại keo kết dính do cua cái tiết ra, thường đến tháng 10 – 11, cua cái tìm đến biển vào ban đêm, lợi dụng những con sóng thuỷ triều cao, gần như các cua cái sống trong khu vực đều tiến hành việc thả trứng vào đại dương cùng lúc.

Trứng cua dừa lênh đênh trên sóng nước 28 ngày, rất nhiều trong số đó bị các loài cá và giáp xác khác ăn thịt, sau đó ấu trùng cua sống dưới đáy biển ven bờ trong một vỏ bọc bảo vệ như vỏ sò suốt 28 ngày kế tiếp. Trong thời gian này, cua dừa hay ngoi lên bờ sống, sau đó lột xác và phát triển. Thêm 28 ngày nữa, cua dừa thường xuyên lên bờ hơn, và quên luôn khả năng thở trong nước. Cua dừa thực sự trưởng thành từ 4 – 8 năm tuổi.

Kẻ thù của cua dừa

Cua dừa trong tự nhiên

Thức ăn chính của cua dừa là cơm dừa, trái cây, lá, rễ cây, kể cả vỏ sò, xác chết động vật, ăn các loài động vật sống chậm chạp, không có nhiều khả năng trốn chạy như rùa biển. Chúng cũng có kinh nghiệm bắt được cả loài chuột để ăn thịt. Thông thường cua dừa giành thức ăn lẫn nhau, và kéo lương thực cướp được về hang của mình để thưởng thức một cách an toàn.

Cua dừa sống khá kín đáo, thường ẩn mình trong các hang đá ban ngày để tránh kẻ thù và tránh thoát hơi nước, đêm đến mới ra khỏi hang kiếm ăn.

Với thể xác to lớn, cặp càng khoẻ như gọng kìm, cua dừa trưởng thành gần như không có những kẻ thù từ môi trường tự nhiên, trừ con người. Thịt cua dừa cực kỳ ngon, ở phần “bụng nhện” là lớp mỡ tích tụ từ chất béo của dừa, khi hấp lên trở thành một khối dẻo màu cacao, dùng chấm bánh mì ăn béo ngậy như phômai. Phần thịt cua chắc nịch, ngọt đậm, chế biến kiểu gì ăn cũng ngon. Một con cua dừa đạt trọng lượng 2 kilogram thường mất đến 20 năm, trong khi đó cua dừa lại có thị giác rất kém, vì vậy rất dễ bị con người săn bắt.   Theo Nguyễn Đình SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

mì gà vien Mẹo bảo quản gấc để dành cả năm bún ca chị em thit vien chien ngon gia vi khoai mon le pho ca nau rieu MÃƒÆ chè dừa 5 cách làm khoai tây nướng thơm ngon cách làm mì Ý thịt ba chỉ Gạo lam banh khong can lo nuong Chè đậu đỏ rau cải xào chè vải hạt sen ngon banh pudding độc chất 2 con sứa kim chi dua leo Gà nấu chao rau câu khóm tôm khô cá nấu canh cÃ Æ sua ngo ngot cá nực kho thơm sườn heo hấp bí cach lam kim chi Yen Gỏi Thịt xiên nướng ha cao hap nem Thái mocktail nhiều vitamin Rau xào cach nau ech mi xA cách làm bánh mì thịt gà chiên xù cong thuc banh crepe ao cupcake gừng Banh canh ca muc don cha ca ngon món ăn mướp hương xào tỏi mướp canh bí đao cuộn tôm thịt cải cuộn thịt phile gà xiên trung sot ca chua Ấp trứng tương đậu đổi món cac mon xao sa ot cua bien chả ram nướng xot ca chua dưa leo pizza me ga sot gung ngon Hu tieu xao bánh mít chiên Nước ép dưa chuột bạc hà những món ăn dân ngừa bệnh Chè Táo Xọn banh panna cotta ca phe công thức bánh sữa chua Tinh chất món bún ngon Hạn nom gia do thб Џ mi tron mon ga cach lam banh bo bong nâu ba ba huong dan cach lam com chien duong chau khoai tay nuong pho mat ngon mốt Nau canh ba chi kho cải bắp nướng cach lam kem ngon kem dua leo kem vanilla ngon ốc rang muối ớt gãƒæ quay trang trí món ăn bẠbữa tối banh mi nuong gion cơm rang gan heo cach lam dui ga sot nam Nước lam banh ca rot ngon banh tart coc ngam ngon Dưa leo muối cơm cá hồi cuộn rong biển au xoi cu sen com nam ngon goi trung bot nếp cach nâu cơm tâm ca chem hap phỏ vịt salad hành tây dưa leo Làm sao để rau câu không vón cục món bánh ca hap hanh ngon cá trứng sốt canh bí đỏ nấu tôm