Không chỉ là một món ăn nổi tiếng, kim chi còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn. Được coi là một “huyền thoại văn
Con đường đưa kim chi thành huyền thoại xứ hàn



Không chỉ là một món ăn nổi tiếng,
kim chi
còn là một nét văn hóa gắn liền với đời sống của người dân xứ Hàn.

Được coi là một “huyền thoại văn hóa” tuyệt vời từ những thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác, không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.



Kim chi không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn được biết đến trên toàn thế giới.
Mùa đông ở Hàn Quốc vốn rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài. Đặc điểm khí hậu này khiến cho người dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lưu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Cách thức này không chỉ được được áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.



Kim chi ban đầu chỉ là loại rau muối thông thường.
Nhiều nguồn thông tin cho rằng, các ủ men thức ăn bắt đầu được người Hàn sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép được tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, “kimchi” ban đầu được gọi là “ji” với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng “kimchi” đã trải qua một số tên gọi như shimchae (rau muối) – dimchae – kimchae – kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian.

Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ được coi như một loại rau muối thông thường, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải được ngâm trong nước muối chứ không phải là cải thảo. Từ thế kỷ thứ 12, người dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này, tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18 thì ớt đỏ mới bắt đầu được sử dụng như một thành phần chính để làm nên kim chi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng loại kim chi chúng ta thưởng thức ngày nay vẫn giữ được những nét đặc trưng của kim chi trước kia.



Củ cải là nguyên liệu phổ biển của loại kim chi cổ xưa.
Quá trình phát triển của kim chi gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Kim chi trong thời Goryeo (918-1392) được thêm vào nhiều thành phần như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thường gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây.

Một nhà thơ đã ghi chép lại như sau “món kim chi ngâm trong nước muối đã trở thành món ăn rất tốt trong mùa đông. Đặc biệt, loại bắp cải của Trung Quốc lớn lên từ trong lòng đất có mùi vị giống như quả lê, nhất là sau đêm sương giá đầu tiên trong mùa thu hoạch”. Và cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lưu trữ trong mùa đông.



Kim chi cải thảo – loại kim chi phổ biến nhất hiện nay.
Cho đến triều đại Joseon (1392-1910), kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể được bảo quản trong nước tương. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hương vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thưởng thức ngày nay.



Ngày nay, ở Hàn Quốc có tới hơn 200 loại kim chi khác nhau.



Kim chi dưa chuột.



Kim chi hành.
Tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Cho đến ngày nay, kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây.



Bảo tàng kim chi.



Du khách đến thăm quan có thể tự tay làm thử
kim chi
.

Hoàng Dũng(st)


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Con đường đưa kim chi thành huyền thoại xứ hàn

ca ngù làm đế lót ly Ôc cá rô chiên lá chanh Phân Khoai tây chiên giòn nau bun tự làm bánh trôi pín tìm thuốc bắc se ếch Quan banh nep Cà ri salad gà đồ chơi vải an toàn gà trộn Cún Khang Đậm đà bò sốt rau củ bún nước kinh nghiem nau an chuoi nuong nước chấm nem rán chất phụ gia gà xào cải thảo làm hoa cocktail dầu lạc bò chay gà rang Soup bắp bò hầm rau củ thịt ếch nấu cà ri gà ram thịt khia bò nướng Banh bong lan chuoi trang trí món ăn che sua công thức salad đậu que đậu hũ non cuốn xúc xích hoa hướng dương lẩu ngao bò xào chỏi bánh mì bơ Mẹo Vặt sữa liụ mon xao ngon Lam Che Banh Lot pasta thịt gà sách vở ca diếc nấu ngải cứu sup khoai tAy đậu nành Cách chế biến pancake bột quế sua chua deo ca cao cach lam luon bánh khoai lang các món ăn tốt cho sức khỏe món ngon dễ làm Canh trứng bắt mắt sốt kèm thịt bò salad mực de bánh ngon món ăn sáng lam sua chua Chó trung cuon thit keo dua ức vịt sốt quán caramen Món ngon ngày tết gỏi trái dưa hấu Áp lam cha ca boc sa MIEN XAO TOM thảo cam xay sữa tươi đậu nành cách làm bánh cupcake banh my bacon ngon cấm ga nau là m sushi Món Ngon cach nau hu tieu nam van gối tựa Chả Cốm cach lam mi xao sa lát Tĩnh canh chua ca keo la giang mon banh cupcake dua Cây thông thit bo xao bi do com chien hoang hau ca hap nuoc dua Làm mẻ tôm cuộn cách làm đậu que xào banh bao chi Mon Chay kem tươi vị trà thịt viên tom sot mayonaise cha trung Khéo cach lam sup bong cai bo cach lam bo chien gion ngon cơm cuộn chả cá chiên rim nuoc chanh day cách nấu sò xôi gấc trứng cuộn kiều hàn quốc muối xí muội Dạy nâu ăn ngon Chung cà rốt ép