Thật thú vị từ một món ăn cổ truyền trong dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là rượu nếp, qua 3 miền đất nước lại mang những hương vị rất khác nhau.
Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ

  • 1

    Cơm rượu nếp miền Bắc

    Được nấu bằng gạo nếp lức hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến nhất vẫn là dùng gạo nếp lứt để nấu. Gạo xay nấu lên, sau đó đổ ra nia và dàn ra cho cơm nguội. Lấy những quả men rượu đã mua ở chợ về, cạo sạch lớp chấu trên bề mặt và giã nhỏ thành bột màu trắng.

    Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ - 1

    Cơm rượu nếp miền Bắc giòn và bùi.

    Khi cơm đã nguội thì lấy rá, lót 1 lớp lá chuối tươi đã khía ở đáy để không bị ứ nước khi cơm nếp lên men thành rượu sau đó. Cho từng lượt cơm vào rá, rồi rắc một lượt men lên, đan xen với nhau, rắc hết thì đậy kín miệng rá bằng lá chuối. Sau đó để rá cơm rượu lên 1 chiếc bát trong khoảng 2 ngày.

    Khi ấy, men rượu sẽ thấm vào cơm làm cho những hạt cơm căng mọng, hơi men kết hợp với cái nóng của cơm nếp đang ủ sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất chảy xuống chiếc bát phía dưới rá.

    Cơm rượu nếp để 2 ngày sẽ ngấu, dừ và ăn được. Khi ăn thì trộn thật đều với đường cát trắng (nước đường). Nước rượu nguyên chất (dung dịch rượu vữa có mùi thơm lừng) có thể chắt vào chai dành để uống như rượu bình thường. Món cơm rượu sẽ có hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.

  • 2

    Cơm rượu miền Trung

    Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn.

    Để có những viên cơm nếp nguyên miếng, thơm ngọt, cần chọn nếp ngỗng cũ, vo sạch, ngâm nước trong 8 giờ rồi vớt để ráo. Đem hấp nếp lần 1 trong một tấm vải màn. Khi hạt nếp có độ trong, lấy ra, nhúng gói nếp vào thau nước pha muối loãng, để ráo trong 3 phút.

     Nếp được hấp hai lần đến độ chín hoàn toàn. Xới xôi ra để nguội. Lót tấm lá chuối vào khay, cho xôi vào, đậy thêm tấm lá nén xôi thật chặt trong lòng khay, dùng vật nặng đè lên xôi.   Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ - 2

    Cơm rượu nếp miền Trung với hình dáng vuông vức.

    Giã men thật mịn, mở lá ra, rắc đều bột men lên mặt xôi. Dùng dao nhúng nước muối đặc, cắt xôi thành viên cạnh 2,5 cm. Rắc tiếp men lên đều mặt còn lại của viên xôi. Lấy lá chuối cuộn từng viên xôi.

    Cứ một dung lá gói ba viên xôi. Ta bóc lá chuối, sắp viên xôi ra bát hay thẩu, đổ nước rượu hứng được vào. Đậy nắp lại, sau 1 ngày là có thể đem ăn. Để tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn. Món cơm rượu thường ăn kèm xôi vò.

  • 3

    Cơm rượu nếp miền Nam

    Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, quá ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

    Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.

    Cơm rượu nếp 3 miền cho ngày Tết Đoan Ngọ - 3

    Cơm rượu nếp miền Nam hình viên tròn.



    Bánh men rượu có vị ngọt, tính ấm, không độc. Tác dụng làm khoan khoái trong lòng, khai vị, trừ đàm tích, giáng khí nghịch, tiêu hòn cục, kích thích tiêu hóa, chữa hoắc loạn (đau bụng, khi nóng khi lạnh có kèm tiêu chảy, nôn ói).

    Khi làm cơm rượu nếp, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ đã tạo ra hương vị thơm ngọt, chất đường tăng lên, tính chất bổ dưỡng của món ăn này cũng được gia tăng. Do tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu nếp dễ làm cho tinh thần chúng ta vui vẻ, phấn chấn, tăng sức đề kháng.

    Cơm rượu nếp ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái, chỉ xay tróc vỏ trấu mà không giã tróc lớp cám bao quanh hạt gạo (còn gọi là nếp lứt, nếp lật). Khi ra cơm rượu nếp, các hạt có màu vàng như màu hoa ngâu. Nhiều nơi còn dùng xôi gấc để chế biến cơm rượu nếp gấc có màu đỏ đẹp mà giá trị dinh dưỡng cũng tăng thêm.

Tổng hợp & BT:

Về Menu

Văn hóa ẩm thực

cá xào nhúng Bí quyết chọn mua thịt tươi cách ướp gia vị sai cách Gia vị không thể thiếu cho các loại đầu ngón tay bông lan trứng muối Cách sử dụng các loại dầu ăn dạ dày hầm Nước cam cơm cuộn cá hồi Bò bía ngọt ở Hà Nội gợi nỗi nhớ cach lam oc buou nộm thịt gà trộn điều thịt gà nấu khoai tây Banh bong lan nuong Làm bún nước sâm bí đao cá hố sốt nấm chua ngọt Qua Cầu Mống nhớ ăn bê thui Cạo Cách nau bun bo món khoai tây chiên lắc phô mai cách may túi đựng đồ trang điểm Công tần ô Cải cúc loại rau thần dược kem lanh Khâu cupcake vừng canh bò cải trắng lam banh pho xao thit bo Sừ mắm chấm bún đậu xôi nếp chè Tiết tần khó ăn nhưng bổ dưỡng phố tom hum nuong sot mayonnaise xào bò với sả ớt banh khoai mi ngòi nươ c chanh củ sen nấu giò heo bò xào măng rau ngót hội bo kho khoai tây cach lam salad dau cách làm nộm gà hành tây tây MẠlâng thit ngam măm ngãƒæ cach lam mon chay Mẹo nấu và xử lý cơm thông minh nhất sương sâm mien tron rieu cua chay thom ngon bông cải trắng xào ngam cu cai gỏi rau vấp cá cua chien gion đam công thức ốc hấp lá chanh cẠch lam kim chi cuon Mẹo hay hấp thực phẩm ngon gà công nghiệp lam pho banh tart pho mai ngon hà lan Mưc xào cach nau canh cua tom xao dua ngon bánh cay бє cà nhồi chả cá mon ca bung banh tiêu chuà khoai mi chiên Thịt ba rọi kem tình yêu avocado cheesecake thèm Sử dụng và chế biến thịt để đông Vit tiem gà kho hành tím măng nhồi thịt heo hấp Christine HÃƒÆ cơm chiên hải sản bún măng tươi nấu vịt công thức nước detox trái cây Vân Cà rốt dưa chua tokyo mái gợi Trái Cây salad chanh dây dễ món thịt bò hầm khoai tây quên kho cà linh banh flan goi ngo sen chay Trổ bun cá cach lam le hap mat ong tri ho Ốc xào măng Cach lam đông xoi san tra sưa trân châu com tom vị chanh chọn dầu chiên dầu lạc dầu nành bánh beo Triệu mì xào tôm sốt bơ tỏi đậm đà bí đỏ nấu khoai sọ gà phi lê cuộn cơm ngũ vị làm ọm chiếl món đồ thực phẩm lò vi sóng món canh ngon