Đu đủ chín không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng.
Cẩn thận rước bệnh vào thân khi ăn đu đủ chín

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên sẽ không lường hết được tác dụng phụ của đu đủ chín trong các trường hợp sau:

Người bị vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.

Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Đu đủ chín có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng không phải ai cũng ăn được.

Người bị dạ dày

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng…

Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.

Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

Người tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Bệnh nhân loãng máu

Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.

Lưu ý: Hạt đu đủ rất tốt để làm thuốc trị bệnh, nhưng thông thường khi ăn bạn nên Lưu ý gạt bỏ hết hạt, bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

Phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ ủ hóa chất

Vì lợi nhuận, nhà vườn thường tiêm hóa chất để đu đủ vừa đẹp mắt, vừa được giá, nên khi mua cần phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ tẩm hóa chất:

– Đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Vỏ thường một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, màu không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.

– Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được ‘độ’ qua hóa chất.

T/H


Tổng hợp & BT:

Về Menu

15 món ngon Việt được đề cử kỷ lục chuối xanh xương heo sườn heo lá lốt mon banh u nhan chuoi Ngô Tuyết Phượng Mực khô rim chua tẠlam mut vo cam nau che ngon Cá Tháng Tư Ngao sốt me chua cay ngọt ga gia cach lam banh duc nong canh sake cách làm bánh flan mẹo hay muc nang nuong cay mon ngon tu so Rang muối chân gà ngâm cay bò sôt vang banana banh quay ca tim kho dau hu cupcake ông già noel chà là lão hóa rụng tóc cua chien gion nhứng bò cuộn cà rốt nộm dưa chuột phụ kiện Cách nấu cá kho chuối nướng giay thịt cuốn sò điệp Cún Khang Xôi gà Đà Nẵng nộm bắp bò mi nuoc dau hu sot ca bánh khoai chiên canh bắp cải ốc bươu hấp chanh nấu canh chua bông điên điển cach lam ba roi cuon ca cach lam so huyet chay toi canh ham canh chua cá nấu lá giang giò lợn ninh Hộp cơm trưa Nhật Bản mì jajang cắm hoa Cách làm kem trà xanh cực đơn giản cach nau lau ca keo ngon bún bò Huế bún bún bò giò heo món banh canh cha ca Những mẹo hay để kê bàn ăn cho nhà cach nau nep cam chè trái cây củ năng khoai tay ca hoi ngon lam hao nuong pho mai canh rau lò mon khi tieu ca ri bo Christine HÃ ruốc chay mut bo chanh ngon lá thơm Bít tết bơ tỏi và lá thơm cach tôm chiên hoành thánh Thiên Trúc kem tra xanh cac mon chao cach nau lau oc bo xao cu hoi ngon hành tây xào mực MẠhẹ nấu canh nấm thịt cừu cơm chiên bằng lò lau ca vuoc thuyen chai Về miệt vườn xúc chang chang bun ca ro phi kem bí rợ Xoài banh tiramisu xoai bun cua la chanh cua rang me hap dan ca ro phi lam ga sot chua ngot Ca lan lau cuu mong co thom mut gung thom ngon cách làm cháo óc heo tái chế vỏ chai nem chua đậu phụ sốt cay chè đỗ khoai môn nôm lươn ngheu sot sa te ngon gỏi gân bò bánh trôi tàu Bánh trôi tàu cho ngày phèn chua Cách chọn và sử dụng trứng công thức pudding bát xoai dam thom ngon Mâu lam banh sacher ngon công thức lươn cuốn thịt bun ca thom ngon BI nui bò viên sã³c banh panna cotta thom ngon Hoàng Mai 10 món ăn không nên bỏ lỡ khi đến Hong bọt thực phẩm đốt chất béo mùa nóng bánh macaron