Khi bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị, làm giảm tác động của axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục. Bữa ăn cho người đau dạ dày
Bữa ăn cho người đau dạ dày

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hoá, có hình dáng giống một cái túi để đựng thức ăn, có lỗ mở ở hai đầu, phần trên nối với thực quản gọi là tâm vị, phần dưới nối với ruột gọi là môn vị.

Người đau dạ dày nên ăn bánh mỳ, cháo, cơm nếp... những thức ăn mềm     Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít làm viêm, loét có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Viêm dạ dày cấp tính thường do dùng thuốc giảm đau như Aspirin và các thuốc giảm đau chống viêm trong bệnh xương khớp.   Ngoài thuốc còn do các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, càphê, ớt, tiêu... Thêm nữa, các yếu tố tâm lý căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới tiết nhiều axít.   Trọng tâm của dinh dưỡng trong điều trị viêm, loét dạ dày là dùng những thức ăn giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày.   Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm, ít có tác dụng cơ giới. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm thật nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

Người bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn các loại hoa quả như táo, cam, chuối tiêu...

Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng...

Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt...; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà...); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc... Ngoài ra cũng không nên ăn các loại hoa quả (chuối tiêu, đu đủ, táo...) và các loại thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích...); không ăn sữa chua, không uống các loại nước ngọt có gas.

Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal.   Mỗi lần ăn với số lượng ít và ăn nhiều lần, cách nhau một giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường. Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

 

Tuỳ giai đoạn đau, cách ăn riêng   Giai đoạn 1 Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày, chỉ nên ăn sữa, cứ 1 – 2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần khoảng ⅓ (một phần ba) – ½ (một phần hai) ly (khoảng 100ml). Tổng năng lượng chỉ cần 1.200kcal. Sau từ 2 – 3 ngày, nếu dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng năng lượng.   Giai đoạn 2 Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, xúp… mỗi lần 100ml sau đó tăng dần, nên ăn sáu bữa/ngày. Sau đó ăn các loại thức ăn khác như: cơm nếp, bánh mì, bánh quy; thịt, cá nghiền nát. Khi ăn nhai kỹ để thức ăn thấm nước bọt trước khi nuốt.   Giai đoạn 3 Vẫn tiếp tục ăn từ 5 – 6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

 

ThS.BS Lê Thị Hải
Giám đốc trung tâm dinh dưỡng,
viện Dinh dưỡng quốc gia
SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

cánh gà kho rau củ mứt sữa đặc mẹo gia đình cuong pasta sốt thịt gà nghêu thạch lá nếp Vinh mẹo hay bảo quản rau củ tươi ngon nửa gà ác tiềm thuốc bắc nau com ngon người già 75 tuổi chế độ ăn uống canh oc cha lua chay làm bánh sừng bò Ça khai vị Xếp hoa quả thành khối lập phương ngon miền bắc khung anh làm bánh táo sữa chua cá nục mẹo hay vào bếp xay cà chua Cún Khang Chua chua nộm xoài xanh tôm khô Chả Huế các món mặn cho ngày lạnh sống vui khỏe năm mới cach nau chao ngon kinh lam sup cua cach ngam chanh dao cách làm sinh tố táo Cách làm bánh tai heo CHE CHUOI biến tấu pudding xoài hình trứng ốp la canh ca chè nếp cẩm sữa dừa ngon cach lam ga xao hanh nhan chà y công thức cánh gà sốt tương ớt Ngô Gia Tự Xào thịt cach lam nem tom ran gion banh gai cach nau canh nam hat sen nấm nộm muối hành com tron bibimbap han quoc đùi gà nướng cach lam rau cau 3D dep mat tom xao nam rom thit heo ngâm nước mắm thai me ga pana cotta ngon nộm xoài xanh bắp bò yeu cocktail rượu rum mojito Den bánh trang nộm lưỡi heo chua cay pate gan ngong thom mẹo giặt giũ chat ga xích bo tai me bun ngon 膼岷璵 xổi cach lam sua chua cach nau bun ca ngon banh bao sua dua sữa ngô gà cuộn thêu б m kim heo xào lá chanh Mut me mon an viet nam cá thác lác chiên giòn nhung độ mi spaghetti cupcake nau hoanh thanh nâu lâu Tuong ngọt Mon tron kẹo mè lạc cách làm thiệp cach lam sua chua trai cay canh cà miến lươn chiên giòn sốt cà chua công dụng Khoai tây nướng thịt muối ngon mềm món ăn ngày giáng sinh ga sôt nâm làm xôi vò xôi đậu đen cuốn lá lốt với thịt heo nau banh đa cach lam si ro luu 150 ba chi kho kem trái cây sữa chua salad dua chuot cai chua xao lam banh khuc bach ga nau patê tôm ngon Nuoc cham ga luoc mỳ cay cơm đùi gà sa lát khoai tây ẩm thực hàn quốc xoi nep Đau bun suon moc