Những thói quen thường ngày như không đậy nắp thức ăn thừa, để lẫn thực phẩm sống chín, để trứng ở cánh tủ... đều có nguy cơ khiến thực phẩm của bạn nhanh hư hỏng, dễ nhiễm độc.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sai cách khiến nhiều người ngộ độc, đọc để tránh

Bạn cần tránh xa những thói quen dưới đây kẻo có ngày bị ngộ độc thực phẩm nhé:

1.Không đậy nắp thức ăn thừa


-Không đóng nắp, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở khiến tủ lạnh luôn có mùi khó chịu.

-Nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong.

-Bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.


2. Để lẫn thực phẩm sống chín

- Nhiều gia đình mua đồ ăn về đã để ngay vào tủ lạnh mà chưa kịp đem đi rửa.

- Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn có thể chảy, vấy khắp tủ lạnh.

* Lưu ý: Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa thật sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

3. Mở tủ lạnh quá lâu

-Thói quen mở tủ lạnh để một lúc lâu mới đóng là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập.

-Vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.

4. Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh


- Thực phẩm quá nhiều khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.

- Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.

- Nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

5. Để trứng ở cánh tủ

- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác.

- Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6-2,2 độ C để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

6. Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

- Đây là một thói quen rất có hại vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.

- Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates... Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.


7. Để khoai tây trong tủ lạnh

- Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.

- Thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

8. Đặt thịt ở ngăn trên cùng


-Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy.

-Nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.

-Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
-Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.

9. Không rửa rau sống trước khi bỏ tủ lạnh


- Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa thật sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

10. Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh

Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.

11. Để cơm nguội trong tủ lạnh


Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.

Theo Wedtretho


Tổng hợp & BT:

Về Menu

hạt bánh mì cũ pho mai há cảo ngũ vị món Hoa Võ Mạnh Lân cá chim hạt dẻ heo nướng hoc nau an làm bánh chocolate chạo tôm bọc mía à Bánh quy ô mai Đoàn Xuân Mứt hoa atisô đỏ å c cá nấu ngót bánh canh xương heo bột gạo Hằng MT he đào trộn chua cay trang nhà đá bào cafe da dieu cuon ca vien đón năm mới quả dứa hoc nau ăn nuong sa te Cach lam keo deo đùi gà om dầu mè vịt kho gừng cà ri cá Kem và chua đậm đà nem trai cay thom ngon lau ca ngat đậu đỏ nấu chè chẠn banh gio nhan thit ngon đậu hũ chiên Túi Xách đậu hũ chiên mặn đậu hũ kho luon om ca tim đậu hũ nhồi đậu hũ non sốt com chien thit đậu hũ non trứng cút hấp xì dầu mon ca chua đậu hũ om tôm banh mi tuoi ngon đồ chơi vải an toàn đậu hũ rán nước mắm đậu hũ sốt cà khoai Lớp đậu hũ xào thịt bằm cocktail chua ngọt mon an thai lan bánh cookies graham cracker đậu hủ hấp trứng đậu phộng chiên mật ong xôi trái cây âm thưc đậu phụ kho nấm đông cô Bí kíp chọn giò chả không hàn the đậu phụ non tẩm hành chiên sốt cam Gà nướng sốt cam mướp đắng đậu tương cơm trộn hến Ngon khó cưỡng cá chốt kho sả ớt thịt xào đậu xào tôm tươi bánh que Muối tôm tây ninh hủ tiếu thập cẩm Hủ tiếu thập xì dầu banh tra xanh goi cuon đồ chua nhoi thit sot rau cu đỗ đen mien xao thap cam viet nam đu đủ trộn rau ầu ếch đồng xào sate b ếch kho mặn ốc hương beef ốc hương xào tỏi ớt và lá chanh Ốc cốm dẹp ốc nấu rau muống công thức bò khô mọc tôm Thịt kho dừa ngon cơm trong chiều trở ốc xào me ga sot cay Tuyển tập món ngon từ hoa bụp giấm cơm bọc phô mai cách làm miến nấu tôm thịt ốc xào sả ớt tự làm mayonnaise nướng xúc xích đánh trứng trứng bông mịn tỏi xào tôm vムsinh chè táo xọn thuc don thit bo xao sa te bánh đỗ xanh cuốn xúc xích thịt bò nướng mì ý sốt bò chè đậu đỏ nước cốt dừa Ngoc Anh MasterChef am thuc ức gà chiên Bữa nấu mì trứng thịt xá xíu tên lửa mon chay dau nam