Bánh giầy (có người viết là bánh dầy hay thậm chí bánh dày) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.
Bánh dày - loại bánh truyền thống của dân tộc Việt

  • 1

    Bánh giầy - ý nghĩa của bánh giầy

    Bánh giầy (có người viết là bánh dầy hay thậm chí bánh dày) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn.

    Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).

    Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Tuy nhiên, Trần Quốc Vượng nói rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.[1]

    Các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như H'Mong, Dao, Mường cũng có bánh dày; tuy rằng họ không gói bánh chưng. Thay cho bánh chưng, họ gói bánh ú hay bánh tét, loại bánh hình tròn dài, mà theo giải thích của Trần Quốc Vượng là phù hợp với quan niệm tín ngưỡng phồn thực.

    Bánh dày - loại bánh truyền thống của dân tộc Việt - 1

  • 2

    Sự tích bánh giầy

    Bánh dày có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6. Trong đó vị hoàng tử Lang Liêu đã được báo mộng để làm ra chiếc bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời, còn bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, dùng để dâng cho vua cha trong ngày đầu xuân. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về:

    • Truyền thống của dân tộc.
    • Giải thích ý nghĩa của bánh chưng, bánh dày.
    • Tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
  • 3

    Cách làm bánh giầy

    Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không giản đơn. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho mục đích này nhiều hơn.

    Bánh dày - loại bánh truyền thống của dân tộc Việt - 2

  • 4

    Cách sử dụng và bảo quản

    Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, giò bò, chả quế, ruốc,...

    Có một địa danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà Nội đi Hà Nam). Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi.

    Các loại bánh của nông thôn miền Bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo, hoặc ôi thiu.

    Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Cách làm bánh

Nguyễn Lân Dũng bi ngo kho muc rim sa te cháo nấu khô mực lam nem chua ran xao thit ga Đặc Sản Việt Nam ca ri cuống họng heo Tút tát đồ dùng học cá nục cach lam mien xao muc kho sot trùng móng bi ngoi tự may váy lẩu ngỗng mon xoi dau phong xuc xich chuon chuon Món Khai Vị gia vi dừa xa lach ga ngon cẠi rau câu phô mai nam xao thit nac cà ri xoài kiểu thái canh lá tía tô Ca loc nuong mướp nấu thịt Trang trí xao chuoi xanh cupcake chocolate kem dừa chua ngọt Cháo gà hạt sen ăn trưa sớm nau chao nom tom thit hương dân cach lam công thức kem bơ thịt đông mặc tom sot ca chua bi sữa mẹ món trứng penny snickerdoodles Ăn rau mầm thon gọn Món ngon mỗi ngày công thức cá viên chiên nghỉ tết nguyên đán 2016 Lam goi la sen canh rau ngot nau moc canh cá bò sông cake canh tôm nấu chua cay ĐẬU Pad Thái món Thái món xào hủ tiếu lẩu bò cay Ướp mâm cơm gia đình Sườn non om dứa nuoc gung siro atiso Làm bánh không cần lò nướng Đơn giản nam bo luoc cham mam nem lam kem tra xanh may vÃ Æ cà chua hoc nâu an muc rang me ca lu du chien chè khoai tím nấu nước cốt dừa cà chim bong ca xao xoai cách làm món lẩu bánh mì hướng dẫn hấp tôm banh xop sa banh khoai tay trung thay Banh trứng cửa thịt heo món xào ớt chuông Hương hành chua bị làm bánh trung thu nâu lâu Nấu Ăn Ý tưởng trang trí món ăn chủ đề Giáng cúm bánh mì huỳnh hoa cánh gà sốt mơ Gỏi bo Tráo ca kho quet lẩu miso cach nau com chien tom Trứng hấp nghêu xào tỏi bông cải chiên che bien mon xao cach lam che khuc bach lau cua ngon cach lam nui sot so Một vòng khám phá ẩm thực chợ Bến goi xoai muc kho Làm Nem meo hay nem chien gion bữa cơm mang chua ngam toi ot Ca việt nam lẩu cay Tỉa lẨu