Qua ngày rằm tháng Chạp là lúc cả làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bước vào những ngày huyên náo nhất. Làng đã có nhiều đời làm bánh chưng, cung cấp khắp cả nước, thậm chí xuất ngoại. Bánh chưng Tranh khúc vào mùa
Bánh chưng Tranh khúc vào mùa

Thời điểm này là lúc bận rộn nhất của người làng Tranh Khúc. Làng làm bánh chưng quanh năm, nhưng đến Tết thì lượng bánh tăng vọt, do vậy nhân lực cũng tăng theo.
Chúng tôi đến đúng lúc người dân ở đây đang rửa lá dong, chuẩn bị sẵn gói bánh phục vụ Tết. Nhà nhà, người người, già trẻ lớn bé… đều rửa lá, tạo nên không khí huyên náo và mang đầy phong vị của dịp Tết cổ truyền - điều hiếm thấy ở nơi phố phường chật hẹp. Tết ở đây luôn đến sớm hơn các địa phương khác cả nửa tháng là vì thế.
 

Chị Phương thoăn thoắt rửa lá dong

Chị Phương thoăn thoắt rửa từng tấm lá, miệng cười: “Nhà trồng không đủ, lá dong phải nhập về từ Hoà Bình, Thanh Hoá… Chúng tôi gói bánh quanh năm nên nguồn cung cấp lá lúc nào cũng phải đầy đủ”. Mùi thanh thanh mát mát khó tả của lá dong phảng phất khắp nơi. Chị Phương cho biết, gia đình chị chỉ làm ít, còn nhà anh Bảo Ngân ở xóm bên mới là một trong những “đại gia” làm bánh trong làng. Nhà anh này lúc cao điểm có tới 20 nhân công cùng làm việc hết công suất.

 
Những vườn lá dong xanh mướt ở Tranh Khúc

Vợ chồng anh Bảo Ngân sống trong ngôi nhà mấy tầng bề thế. Ngoài sân đang có 3 thanh niên xoay trần cọ rửa lá dong. Đống lá ngồn ngộn, xanh biếc cả khoảng sân. Chị Ngân cười khiêm tốn: “Từ bánh mà nên, nhưng cũng phải từ thời các cụ để lại, chứ vợ chồng tôi thì làm chỉ đủ ăn thôi”.

Cả hai vợ chồng đang gói những chiếc bánh “ba mươi” (30.000đ/chiếc - PV) cuối cùng để kịp thả vào chiếc nồi to như thùng phuy trong bếp. Bà cụ già ngồi trông lửa, thấy chúng tôi cụ cười hóm hỉnh: “Nhà báo xem làng này có vệ sinh hay không nhé, đừng để chúng tôi mang tiếng oan”.

 
Anh Bảo với chiếc bánh "ba mươi"

Anh Bảo cho biết, trong làng hiện có khoảng 300 hộ nấu bánh, trung bình mỗi nhà 1 ngày tiêu thụ hết 40 kilogram gạo, nhân lên thì cả làng mỗi ngày “ngốn” hết khoảng 12 tấn gạo - một con số thật đáng nể. Số bánh chưng này sẽ đưa về các nhà hàng, cửa hàng chủ yếu phục vụ cho Hà Nội và một số tỉnh lân cận, cá biệt có người đặt để gửi đi nước ngoài cho thân nhân.

Từ những năm 1970, một phần người dân ở Tranh Khúc tách ra, vào trong đê lập một làng mới. Người ta gọi đó là Tranh Khúc “ngọn”, còn làng cũ là Tranh Khúc “gốc”. Cả hai đều có nghề làm bánh chưng, bánh dày để mưu sinh. Nghề không lụi bại mà cứ phát triển lên mãi.

Bánh muốn ngon phải sạch!

Bà cụ Tuyển năm nay đã 78 tuổi, vẫn lọ mọ cầm con dao cau tước từng tấm lá, “tuyên bố” chắc nịch: “Bánh muốn ngon dứt khoát phải sạch. Sạch từ gạo, lá, đỗ, thịt, nồi nấu… Nếu bẩn thì người làm bánh thiệt hại trước nhất”. Cụ Tuyển không nhớ làng bắt đầu nghề làm bánh từ bao giờ, chỉ biết rằng từ khi mình lớn lên thì nghề này đã có, và cụ cũng theo nghề từ hồi trẻ cho tới bây giờ, khi tóc bạc da mồi, mắt mờ chân chậm.

 
Tóc bạc da mồi, cụ Tuyển vẫn tham gia làm bánh

Chị Ngân cũng xác nhận, bánh trước hết phải sạch: “Nếu bánh sạch, luộc xong ép kỹ, thì để được cả tháng không sao. Các khâu sơ chế mà vệ sinh kém thì bánh sẽ nhanh bị ôi thiu, mốc. Khi đó, chính người làm sẽ thiệt hại về kinh tế đầu tiên. Vì thế mà cả làng Tranh Khúc cứ vào dịp này là đường xá lênh láng nước. Người ta rửa lá dong mà!”.

 
Đưa bánh vào "lò"

Còn anh Bảo thì gật gù: “Khâu nào dứt khoát khâu ấy. Lá dong sau khi rửa thật sạch thì dựng cho khô hết sạch nước. Gạo, đỗ, nồi… cũng thế. Đấy các anh kiểm tra thử đống lá dong kia xem có tấm nào bẩn…”.

Đã nhiều năm nay, làng làm bánh chưng Tranh Khúc cứ lặng lẽ phục vụ Tết Nguyên đán dân tộc như thế. Người Tranh Khúc chưa hiểu lắm về thương hiệu, chữ tín, cứ thấy đúng lương tâm mình là làm. Nhưng rõ ràng, món bánh chưng Tranh Khúc nổi tiếng đã giúp cả làng có “đồng ra đồng vào” mỗi dịp xuân về.

Chúng tôi ra về, nhiều nhà bắt đầu đặt nồi lên bếp. Những ánh lửa đỏ bập bùng từ các lò bánh xua tan hết giá rét của buổi chiều cuối đông.   Theo Dân trí
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

bánh ích Luon mứt anh đào Thưởng thức đặc sản heo tộc tại gia Ăn vặt rang muoi làm nem thach rau cau hai mau AM THUC mỳ ý sườn bò sườn bò nướng món Âu làm kem ngon chè trôi ngon Bánh ngọt Pháp tom chien trung cá diêu hồng sốt rau củ cach nau bun suon doc mung có thai salad đào ớt chuông canh rong bien ngon suon nuong ngon kem ngon súp bí ngô kẹo mè lạc báo phụ nữ Cach nau mon bánh mì xúc xích nướng bo nuong cu au cac mon me ga gối đa năng Chanh vit hấp chanh day đảo Bánh tét ngày Tết cach lam thit nam nuong Bò kho dâu tây lau ca loc bài thuốc chữa bệnh sởi chuoi voi sot caramel sinh tố vải thiều ậu sot nam cach lam com tron XAO cach lam banh choux chewy Kiên Chế biến thịt khoai mon kho mứt đậu đường món bánh mì ngon tom hap muoi ngon ca com Bánh trung thu caramen hàng than Nam Đồng com chien ngon cho be mẹo nấu ăn ngon bánh canh thịt lợn các món om nộm sứa xoài xanh cách làm khổ qua nhồi thịt cach lam suon xao chua ngot 4 món ăn không thể bỏ qua dịp tết Đoan phở phở nước nấu phở hồi quế mát Mùa đông Kheo châu á xoai xanh ngam chua ngot Cá rô nướng sả gà bánh brulee Sữa đặc biệt Che đau xanh balo phở cuốn tôm tươi lam tuong giảm cân Canh cá căn dưa hồng ngon miễn chê canh ca nua dua ngon món ngon từ ốc bươu Bà thịt ba rọi rang tôm nhân đậu xanh chao coc lẩu chó chay góc súp bò đậu ván tep rim ngon canh cải panda gà nấu ớt xanh đá bào trái cây cà ch lam bo vien may vÃ Æ nước mắm dừa cuộn châu chấu rang cách nấu cháo Ốc mặt trăng giòn ngọt thơm ngon chè bắp hột Làm bánh không cần lò nướng gỏi miến hải sản xoai xanh tron huong dan nau an gỏi tai heo dưa leo gỏi lá mía heo ca rô kho Nguồn NHO tim xao thap cam cach lam thach tạo hình trái tim cho ly cafe sinh to ba mau ngon