Tủ lạnh giờ đây là người bạn thân thiết của những người nội trợ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.,Bạn đang tự "đầu độc" mình vì 9...
Bạn đang tự "đầu độc chính mình" vì 9 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh

1. Trữ đông thịt tươi trong ngăn lạnh quá lâu

Khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

2. Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Rất nhiều người khi mang thịt về thì nhét tất cả vào túi rồi cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt.

Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa thật sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

3. Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã và ăn thừa.

4. Mở cửa tủ lạnh quá lâu

me
Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh ra rồi tần ngần suy nghĩ nên lấy gì, mãi một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập và phát triển.

Nhiều người có thói quen mở tủ lạnh ra rồi tần ngần suy nghĩ nên lấy gì, mãi một lúc lâu mới đóng. Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập và phát triển.

Một số loại vi khuẩn có thể sống rất lâu và không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể gây độc cho thực phẩm. Có thể kể đến khuẩn listeria, gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não, có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độ C đến 4 độ C.

5. Để thịt gà sống ở ngăn trên cùng

Thịt gà sống thường bị nhiễm vi khuẩn campylobacter thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu để thịt gà ở ngăn trên cùng, nước trong thịt có khả năng rơi xuống, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống.

Chính vì thế, bạn nên bỏ thịt gà vào hộp kín và đặt ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm tươi sống với thức ăn đã chế biến, nấu chín.

6. Không đậy nắp thức ăn thừa

Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa bát, và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau. Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng vô tư để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay túi bóng bảo quản. Từ đây, vi khuẩn có điều kiện để sinh sôi nảy nở và chắc chắn tủ lạnh nhà bạn sẽ luôn có mùi khó chịu.

Bởi vì với nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ lạnh, một số loài vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hoặc giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn Còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển, đó là chưa kể đến có nhiều loại vi khuẩn hiện nay rất ưa lạnh.

Bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Đồng thời bạn nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

7. Để lẫn thực phẩm sống chín

Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa... đã để vào tủ lạnh.

Những túi đồ ăn này dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ hay nước từ đồ ăn dây ra vô tình đã chảy, dính khắp tủ lạnh.

Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được... tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên.

Vì thế , đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa thật sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.

8. Để cơm nguội trong tủ lạnh

Đây cũng là một sai lầm vì Bacillus cereus, một loại vi khuẩn thường tìm thấy ở những loại thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc,... vẫn còn tồn tại trong cơm và lây lan sang những thực phẩm khác.

Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Nếu ăn phải những thực phẩm này, bạn có thể bị buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy.

9. Tích trữ khoai tây trong tủ lạnh

Khi cho vào trong tủ lạnh, nhiệt độ có thể làm giảm hương vị, chất lượng khoai tây, thậm chí vì có độ ẩm cao nên khoai cũng dễ bị thối rữa. Vì vậy, thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông.

Chăm sóc tủ lạnh đúng cách

Phân loại và sắp xếp các loại thực phẩm có chức năng và chế độ bảo quản riêng theo từng khu vực tương ứng: thịt cá, rau củ quả, trứng, sữa, bơ và phô mai, thức ăn nhanh, đồ ăn chín, nước sốt và gia vị…

Những thực phẩm có mùi luôn được đậy kín để tránh ô nhiễm mùi cho tủ lạnh cũng như các loại thức ăn khác.

Luôn đặt trong ngăn mát tủ lạnh một vài lát chanh hoặc vỏ quýt để khử mùi, tạo mùi hương thơm mát tự nhiên khi mở tủ.

Vệ sinh định kỳ mỗi tuần một lần bằng chanh và nước sạch. Chanh có tác dụng tẩy rửa tốt, lưu lại mùi hương thiên nhiên nhẹ nhàng và không làm thực phẩm ảnh hưởng bởi hóa chất. Vệ sinh ngay lập tức nếu lỡ để trào, dính thức ăn trong tủ lạnh.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Cún Khang Tré món ngon ngày Tết của nhộng chiên giòn Sup ca đồ ăn vặt Sinh tố sầu riêng gà chiên mắm Soi cuc Sinh con Sữa chua dầm Dâu tây cho bé làm bánh giò như thế nào Làm bánh giò Sữa đau xanh trà trái vải Ngon miệng với món bánh hỏi thịt Sườn nướng cơm tấm làm bánh mì cach lam thit nuong kieu Nga Súp tôm ba roi nuong Sư a chua nha đam Ruot heo xao Món ngon đất Cửu Long ở Sài thành Rà n tương đen Rang tôm thật giòn ca om bia SÃƒÆ ng món ngon mỗi ngày Nhâm nhi lòng xào nghệ cùng bánh tráng Quán Chay Nở Rộ Nhà hàng chay Aummee Hà cách làm óc heo chưng đậu xanh cach lam Matcha Marshmallow Hu Quán bò đông khách trong hẻm nhỏ meo Quác Phở tíu cach lam nem chua bo Phượt ẩm thực xứ Gò món snack Phù Bánh quy bơ banh crepe sup bi do Michelle Mon tron lo t Nuong cách làm tôm chiên xoài xóc muối tôm Tết Pháo Cún Khang Súp nui gạo chả cua Lẩu hải sản Nui xao cẠi cơm chiên ớt xanh trứng muối món Thái bò chiên Nhiều quả lạ ở lễ hội trái cây Nam Những mẹo nấu ăn nhỏ nhưng không phải am thuc bánh rế ca cuon thit xong khoi Những món ngon hấp dẫn ở Vũng Tàu Ra đảo ăn ốc cùi Những món chay gỏi dưa leo trộn nấm Những loại quả ăn vỏ cũng tốt như salad tôm tươi chôm chôm Xuýt xoa bún cay trên đường Trần Kế Những lỗi nấu ăn cần tránh trái bầu xào cà ri Những điều không nên bỏ lỡ ở Việt dau bap sach Nhúng Nhớ món cá lòng tong muối chiên giòn tép khô Nhâm nhi món Huế chuẩn ở Trần Xuân cách làm kem dưa gang Ngon lạ bánh xèo thịt chuột Ngọt lành canh rong mứt banh gao NhÃƒÆ Chung Ngoc Anh MasterChef Người Nhật tỉ mỉ ³n Nửa thế kỷ hàng quán vỉa hè Sài Gòn Ngày mưa nhớ bánh răng bừa xứ Thanh khoai tây ngọt Nên nêm bột ngọt vào lúc nào cuc Nấu bùn riêu Mon bun hue Mon an moi ngay hu tieu muc Mo Món an vạt giàu Me ngao Matcha Green Tea Ice Blended trà xanh snack củ sen Mực rim CHE CHUOI Mam chua hội Món đậu hũ Kyoto trứ danh Một số lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng Làm bánh không cần lò nướng Một số điều tối kỵ khi ăn tôm món ăn dân dã Mẹo vặt gia đình Khử cay khử ngứa sả ớt xào tai heo Mẹo luộc Mẹo hay khử mùi hôi của thịt kem dâu Mẹo hay hấp thực phẩm ngon canh riêu tôm cá nướng Lẩu gà hấp hèm vị chua khó quên tà m Mẹo cắt gọt hoa quả nhanh và đẹp