Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của những món ăn vặt nổi tiếng dạo gần đây ở Sài Gòn nhé!
Ăn vặt Sài Gòn – Sự kết hợp của quen và lạ , an vat, AN VAT

Sài thành là trung tâm kinh tế và dịch vụ với đặc trưng hội tụ nhiều nền văn hóa Á Âu đa dạng, thú vị thuộc hàng top của đất nước, do đó, không có gì lạ nếu ẩm thực đường phố nơi đây là kết quả của cuộc giao thoa ngoạn mục giữa nhiều nền ẩm thực khác nhau. Bạn có biết rằng, ngay trong chính những món quà vặt thân thuộc chúng ta thưởng thức hàng ngày, là cả một câu chuyện li kì về cuộc chu du vượt biên giới của các công thức không?

Bánh bao chỉ nhân dừa

Bạn sẽ nghĩ gì khi nghe nói đến loại bánh tròn xinh bọc nhân dừa thơm ngào ngạt này? Hẳn là hình ảnh quen thuộc của những xe bánh bao xanh xanh trăng trắng giản dị hệt như xe kẹo kéo, hay bò bía ngọt,…vẫn đậu trước cổng trường với giá chỉ một nghìn đồng mỗi cái? Hay một công thức tráng miệng ngọt ngào gợi nhớ đến đặc trưng ẩm thực của người anh em Trung Hoa? Quả thực, người Trung Quốc cũng có công thức bánh bao ngọt từ bột nếp gọi chung Zhima với 4 loại nhân phổ biến dừa, mè đen, đậu xanh và đậu phộng. Từ lâu, chúng ta vẫn mặc định bánh bao chỉ là sự tiếp nhận ẩm thực Trung Quốc.Tuy nhiên, mặt khác, bánh bao chỉ cũng đã xuất hiện và thịnh hành ở một vùng đất xa xôi tưởng chừng không chút liên quan – thủ đô Paris nước Pháp.



Tên gọi nguyên bản của loại bánh này là Perle de coco, vốn nằm trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng tại nước Pháp đồng thời cũng được đóng hộp, bày bán tại các cửa hiệu hệt như macaron. Ở Pháp, Perle de coco không phải là một món ăn bình dân. Đối với người Việt Nam, công thức bánh bao chỉ “cũng thường thôi” với vỏn vẹn viên nếp nhân dừa xào lăn tròn rồi phủ dừa nạo lên trên, nhưng ở Tây phương, những nguyên liệu của Châu Á và đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới như dừa rất được xem trọng. Bánh bao chỉ đã xuất hiện phổ biến tại Sài Gòn từ trước 1975, do đó, rất có thể công thức này đã theo chân người Pháp đến với hòn ngọc Viễn Đông trong thời kì chiến tranh. Nguồn gốc của món ăn “bình thường” này không chỉ liên quan đến anh bạn láng giềng Trung Quốc mà còn “dây mơ rễ má” với nước Pháp đấy nhé!



Chè khúc bạch

Nổi lên trong 1, 2 năm gần đây, chè khúc bạnh thơm mát giải nhiệt mùa hè tưởng chừng đã quá quen với người Sài Gòn nói riêng và các vùng miền nói chung. Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã nếm thử món chè này một lần. Cũng tương tự như nhiều món ăn đường phố khác ở Việt Nam, nhiều người nhầm lẫn nguồn gốc chè khúc bạch với một công thức tráng miệng nào đó của Trung Hoa bởi cái tên Hán-Việt và những nguyên liệu đậm chất ẩm thực Trung Quốc. Nhưng thực sự thì thế nào nhỉ?



Trong cụm các nước Đông Á, có một công thức tráng miệng thanh đạm mà rất hấp dẫn, luôn được ưa chuộng, gọi chung là đậu hũ hạnh nhân. Đây chính là tên gọi giản dị hơn của chè khúc bạch. Đậu hũ hạnh nhân không có tí liên quan gì đến đậu hũ, ngoài ngoại hình trắng muốt từa tựa nhau. Đây vốn là loại thạch làm từ hỗn hợp sữa, kem tươi, đường, các chất làm đông như gelatin hoặc bột rau câu, ăn kèm với nước chè trong trong có tẩm ướp phụ gia cho thơm. Chính vùng đất nhộn nhịp Hồng Kông đã sản sinh ra món thạch chè mát rượi thanh nhã này, tuy nhiên, ở “quê mẹ” lẫn toàn bộ đất nước Trung Hoa, nhìn chung thạch sữa trắng được để nguyên trong chén chứ không cắt nhỏ, đặc biệt  là ướp với dầu hạt mơ chứ không phải hạnh nhân. Chè khúc bạch thơm béo mùi hạnh nhân mà chúng ta ăn lại gần gũi với công thức Annin tofu của Nhật Bản đó nha!



Du nhập vào xứ anh đào, thạch đậu hũ Hồng Kông mau chóng trở nên cực kì phổ biến và có hẳn cái tên riêng – đậu hũ Annin, đồng thời được xem như công thức bản địa. Chè đậu hũ Annin có nhiều nét tương đồng với khúc bạch ở hè phố Việt Nam, đều được xắt nhỏ viên thạch thành những hình dạng xinh xắn và vừa ăn, sử dụng tinh dầu hạnh nhân cùng hạnh nhân cắt lát rắc lên mặt tạo mùi thơm đặc trưng, ưa thêm vào các loại trái cây nhiều màu sắc,… Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp khúc bạch trà xanh  ở Việt Nam – một biến tấu thơm ngon của khúc bạch thông thường và cũng gợi nhắc rất nhiều đến ẩm thực xứ Phù Tang.



Sữa tươi chiên

Sinh sau đẻ muộn hơn bánh bao chỉ và khúc bạch, cũng chưa kịp phổ biến khắp đất nước, nhưng sữa chiên đang dần có tiếng tăm với những bạn trẻ Sài thành vì công thức hay ho của mình, tương tự như kem chiên hay phô mai que trước đây. Tiền thân của sữa chiên ở tận Tây Ban Nha xa tít tắp, hơn thế lại còn khai sinh trong chính gian bếp của người nội trợ xứ bò tót một cách đầy ngẫu hứng.



Nghe cái tên món ăn điều đầu tiên nảy ra trong đầu bạn có phải chính là: Sữa sao mà chiên được nhỉ? Thực chất món ăn này là một loại bánh chiên có nguyên liệu chính từ sữa, vị ngọt béo dịu nhẹ, là sự tận dụng tất cả các loại thực phẩm còn sót lại trong tủ lạnh của người mẹ Tây Ban Nha để tạo nên đĩa tráng miệng thơm ngon cho cả gia đình. Sữa chiên rất giản đơn chứ không hề khó khăn như nghe miêu tả, bạn chỉ cần trộn thật đều sữa tươi, sữa đặc, đường, bột mì, bột nở, bột ngô,… đánh đều tay cho đến khi hỗn hợp quánh mịn thì viên thành miếng vừa ăn, nhúng qua một lớp trứng gà rồi đem chiên thật nhanh, cho lớp vỏ vàng giòn là vớt ra ngay.



Nội hàm giản đơn, thao tác nhanh gọn thế thôi, chứ sữa tươi chiên thừa sức hấp dẫn mọi thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với vỏ ngoài giòn rụm rắc chút bột quế thơm nức mũi, phần nhân sữa man mát, ngọt ngào lại có chút béo rất nhẹ thoáng qua, bánh sữa chiên đã tồn tại bền bỉ trong từng căn bếp Tây Ban Nha và vươn xa ra khắp toàn cầu. Quan trọng hơn, sữa tươi chiên luôn hiện diện như một lời nhắc nhở dễ thương về tấm lòng người nội trợ trong mỗi gia đình, bằng tình cảm ngọt ngào của mình mà “sáng chế” ra loại bánh ngọt ngào không kém. Bạn hãy ăn thử sữa tươi chiên, và hoàn toàn có thể thực hành luôn cho cả gia đình thưởng thức nhé !



Chỉ điểm qua 1, 2 món quà vặt thịnh hành trong lòng Sài Gòn, chúng ta đã biết thêm bao nhiêu câu chuyện về nguồn gốc món ăn rất lí thú và bất ngờ. Ẩm thực luôn đi trên hành trình không biên giới của riêng mình, và ngay tại vùng đất phồn hoa đa văn hóa này, ta sẽ bắt gặp những cuộc giao thoa ngoạn mục giữa Á và Âu, Đông và Tây.


Các bạn có thể tham khảo thêm:


Nét hay trong các món ăn sáng Sài Gòn

Tổng hợp & BT:

Về Menu

đồ ăn vặt văn hóa ẩm thực đồ ăn việt sài gòn sữa tươi Chè Khúc Bạch

cốm chiên dau phu rang muoi mÃƒÆ kem chanh bánh ngô Ga da gion chocolate và trà Bộ chè mát là sen cơm nấm ruốc trung muoi xoc tom ca uc ruốc tôm canh ga nuong texas lam com chien dua bo bánh mì pháp tom xao trung nước giảm cân giã rượu cai ngong xao bo cà cá công thức bánh dày ng ² Banh canh nuoc cot dua dat Canh chua cá mú mát lòng mát dạ bánh mì sữa bún ngon dòng cách làm sữa đậu phộng cach lam banh pancake ngon Sùi cảo dao lam chao so huyet ngon Thước lau uyen uong thom Ngũ vị lẠkẽm Màu sắc mut quat miền Tây canh hai san gỏi Phủ cách làm mắm ruốc Thịt xào mắm canh trứng đậu hũ bít tết mận thịt xào cà tím Yogurt Làm sao để luộc gà cúng cho đẹp bánh canh cua biểnlor: #EC5A1D" href="/index.php?q=bao tử cá dồn thịt">bao tử cá dồn thịt cách làm khoai lang ken cach lam dua cu gỏi xà lách cá ngừ mon viet nam xuân bột chien kem ca dieu hong chien Den Thành Sử dụng canh mang xoa Mai đe bánh macaron vit nấu chao quả thói món Nhật là nh cách nấu xôi cốm trẻ cơm rang dưa cải bắp bò Tĩnh cách làm si rô dâu tây gỏi cà tím ca loc hap sa chanh canh kim chi nướng cá quả Bánh dày Quán Gánh Làm nóng đóng nguội Bắt chuột dừa ăn Tết Phạm Bằng ca ngu kho thom ngon new york cheesecake cac mon me ga uop ga nấu xôi khoai mì hướng banh cuoi chien cua bá ƒ trà xoài SÃƒÆ cach nấu bún mộc đậu phụ kho che khoai bánh pie Trân Châu vịt sốt cam cach muoi dua canh ga Hầm đất sét quán den may vá bánh ruốc kimbap gà quay tiêu gà tiềm thuốc bắc khoai tẩm vừng nướng làm sạch lưỡi bò Củ sen kẹp thịt tẩm bột chiên ngon lòng gà sa tế nấm đông cô đậu hũ kho cay rau càng cua trộn thịt Cháo tôm thịt cuộn chấm mắm tôm lam banh sung bo ngon sup du du thom ngon rối loạn tiêu hóa do nuong