Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị sẵn cho sự ra đời của đứa con mình. Dù bạn vốn có chế độ ăn lành mạnh, bạn vẫn phải Lưu ý hơn trong việc lưạ chọn thức ăn hàng ngày vì bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé yếu ớt. Nguyên tắc cơ bản: luôn chọn ăn thực phẩm tươi, nhiều rau và trái cây để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số lưu ý quan trọng khác bạn không thể bỏ qua.

	Chế độ ăn uống và bổ sung các loại  vitamin dưỡng chất khi mang thai

 Để có sức khoẻ tốt, bạn cần ăn gì?

Ăn uống lành mạnh      Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn cuả bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
  •          Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…
  •         Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…
  •         Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  •         Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín. 
chế độ bổ sung dinh dưỡng khi mang thai
Lưu ý, tuyệt đối không ăn những thức ăn không tốt cho bạn và bé như các loại thực phẩm không được nấu chín, quá nhiều gia vị v.v. Nếu bạn là người ăn kiêng, bạn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho bạn và bé, bao gồm:
  • Các Vitamin A, B, C, D, E, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
  • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, hãy chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
  • Acid folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, suplơ, đậu…
  • Omega 3: có trong dầu chiên, dầu oliu và mỡ cá…
  • Protein, chất đạm: các thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu giúp tạo cơ, xương và tạo máu.
  • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
  • Kẽm: Kẽm có trong cá, hải sản, thịt, thịt gia cầm và sữa. Kẽm rất cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu cuả bé. Kẽm còn cần thiết cho sự phát triển cuả bé trước và sau khi sinh.
  • Iốt: cần bổ sung iốt để bé phát triển hoàn thiện não bộ.
  • Nước: Uống ít nhất 8 ly nước hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa táo bón, giúp mẹ và bé khoẻ mạnh.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Để tìm hiểu thêm về việc nên ăn gì trong suốt quá trình mang thai, hãy xem thêm ở phần dinh dưỡng khi mang thai và ăn uống khi mang thai nhé.
Những gì nên tránh? Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cuả thai nhi, vì vậy bạn cần tuyệt đối tránh trong suốt quá trình mang thai:
  • Không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. Tuy nhiên, cá hồi lại là một chọn lựa thích hợp vì có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp.
  • Không dùng thức uống có cồn và caffein: bia, rượu có thể gây tổn hại cho sự phát triển cuả thai nhi; café và trà sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì phải đi tiểu thường xuyên. Nước ngọt và các thức uống bày bán ở lề đường không đảm bảo vệ sinh và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm thai nhi chậm tăng trưởng, gây sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai. Bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc. Khói thuốc bạn hít phải cũng có hại cho bé.
Nghén trong thai kỳ Tình trạng nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Một số lưu ý giúp bạn hạn chế tình trạng này:
  • Không nhất thiết phải ăn những thức ăn mà bạn không thích chỉ vì lý do chúng tốt cho bạn. Quan trọng là không để cho cơ thể bạn bị thiếu nước. Dù bạn không ăn được nhiều, hãy thường xuyên uống nước, trà, sinh tố trái cây, nước chanh, ngũ cốc và các loại sữa với hàm lượng chất béo thấp.
  • Bạn nên để sẵn hộp bánh quy giòn và một ly nước lọc ở đầu giường. Uống một ly sữa, ăn một chút trước khi đi ngủ và một chút trước khi ra khỏi giường.
  • Tránh các thức quá cay, ngọt hoặc nhiều giàu mỡ. Gạo, bánh mì, ngũ cốc, rau quả và trái cây là chọn lựa tốt nhất cho bạn lúc này. Các vitamin và chất xơ có trong thực phẩm kể trên sẽ giúp duy trì năng lượng và phòng tránh táo bón.
  • Nhờ ông xã chuẩn bị sẵn cơm cho gia đình đến khi bạn cảm thấy khoẻ hơn.
  • Ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Cách này giúp cho dạ dày bạn không bao giờ trống. Bạn nên dự trữ sẵn các thức ăn nhẹ tốt cho sức khoẻ như sữa chua, bánh quy giòn, trái cây tươi.
  • Tập thói quen ăn sáng mỗi ngày. Vì bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ngũ cốc trộn sữa, bánh mì nướng kẹp phô mai sẽ cung cấp đủ lượng canxi cần thiết.
  • Cẩn trọng với tất cả các loại thực phẩm và nên tham khảo ý kiến cuả bác sĩ khi có bất kỳ nghi ngờ gì.
  • Đa dạng các loại thức ăn. Thông qua cuống nhau, bé yêu cuả bạn cũng cảm nhận được mùi vị thức ăn mà bạn ăn hàng ngày. Điều này giúp bé phát triển khả năng cảm nhận đa dạng, phong phú hơn khi bé tròn 6 tháng tuổi.
  • Thèm ăn là tình trạng thường xảy ra trong thời kỳ này đối với hầu hết các thai phụ. Bạn cần lưu ý ăn uống cân bằng để bé được dung nạp đầy đủ dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên ăn uống quá nhiều và không khoa học lại ảnh hưởng không tốt cho 2 mẹ con.
  • Iốt là chất cần thiết cho sự tổng hợp hocmôn tuyến giáp. Các hocmôn này sẽ giúp điều phối cơ chế trao đổi chất cuả hầu hết các loại tế bào và iốt cũng đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan mà đặc biệt là não bộ người. Thiếu hocmôn tuyến giáp sẽ làm suy yếu cấu trúc tế bào cuả võ não. Để bé yêu cuả bạn phát triển trí não thông minh, bạn nên thường xuyên ăn hải sản, bánh mì có bổ xung iốt và các loại rau có lá màu xanh đậm.
  • Chỉ nên ăn các thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và còn tươi ngon.
Chế độ dinh dưỡng và các triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai Đôi khi việc có thai mang lại  những thay đổi không mong muốn cho cơ thể. Bạn sẽ có cảm giác nghén, buồn nôn, hoặc mắc bệnh tiểu đường khi mang thai. Huyết áp cao, bệnh thiếu máu, hụt iốt cũng là những tình trạng thường xảy ra đối với các bà bầu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bà mẹ mang thai cảm thấy khoẻ hơn và giúp kiểm soát các triệu chứng kể trên. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xem những triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai.
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Món ăn cho bà bầu

X么i chè hoa cau món Bắc sắn dây Hà Ly christine hà cầy rim cà chua Mực nhồi thịt rim cà chua mit hap kieu hoa tulip heo quay rim mặn canh cải nhà hà ng món nhật me chua lam mut ca rot soi chả cua chiên giòn sup bi do ca rot làm chè ba màu Nao de lau gÃ Æ Lam mẠlap xuong tuoi ngon Ä Ãªm lam soi banh canh bap cai thit vien Cá măng nấu lá giang Hẹ xào salad bò khô canh moc nau cu qua nghiå³ ä¹ SUSHI xuc thạch rau câu Cá cơm món ngon dễ làm Cách làm muối rang Bánh bò Chung ghe rang muoi ot câu chuyện thú vị cách làm cà tím cuộn thịt cách nau Che buoi bánh pía hương sầu riêng cách nấu miến gà Ãp sò xào me đế lót ly cach lam pizza ga uop mat ong nuong Tìm Mut dua cháo vừng cach nau sup bong cai xanh cach lam ga nuong muoi cách làm thiệp banana NEM Món Canh Ngon gio thu Banh khot lau nam chay ngon mực om mặm khó đậu hũ xốt tương bắp còi chiên cupcake ngon Bánh quy nhân quả khô giòn xốp gà nướng xiên nướng lemon Cà tím gà nướng mật Mon xao tàu hũ ky chiên mùi tanh thịt ba rọi chiên giòn cá quả hấp sả chanh các món xôi ngon lÃƒÆ m nem Măng chua pha mật ong với nước sôi món xào bánh cacao bơ món ăn giàu tinh bột nam nhoi cua ngon 15 æ æ các món đậu ngon Đậu rán mỡ hành món ăn từ các loại hải sản khác bún sườn nấu sấu tuong cÃƒÆ chua cach lam pho dau hu nấm kim núm cách làm ốc hấp tiêu xanh vải da bánh giò canh dua cai miến xào GÃƒÆ chien cách nấu xôi vó Cu luộc ca cムtom xao thit ga ham sốt tiêu bánh chiffon sinh tố thơm sữa tươi 同行龙 xơ mít com tron Han Quoc nẠu an ngon cải xanh cuộn cá thác lác Tô Vĩnh Diện nục Đui ga nuong công thức kem brulee yen mach 饺子 Măm tôm chua chậu hoa Loại bỏ chiffon la dua ngon banh chocolate cuppin