Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng... Ai không nên ăn nhiều gạo nếp?
Ai không nên ăn nhiều gạo nếp?

Gạo nếp là loại thực phẩm quá quen thuộc với mọi người. Vào dịp lễ tết không nhà nào không dùng gạo nếp: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, nấu chè, làm các loại bánh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết gạo nếp còn có tác dụng chữa bệnh. Dân gian hay dùng cơm nếp nóng để chườm chữa tắc tia sữa cho sản phụ. Lấy cơm nếp nguội giã nhuyễn, trộn với bột thuốc để bó gãy xương và bong gân. Gạo nếp còn được dùng để chữa rối loạn bài tiết mồ hôi, tiểu đường, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, chứng buồn nôn ở phụ nữ có thai...

Trẻ nhỏ, người già, người mới bệnh dậy… không nên ăn nhiều gạo nếp.

  Xin giới thiệu một số bài thuốc đã được ghi nhận công dụng trong điều trị bệnh để bạn đọc tuỳ điều kiện của mình mà chọn lựa thực hành:

Gạo nếp hấp rượu vang: gạo nếp 250g, rượu vang 500ml, trứng gà hai quả. Tất cả cho vào bát to, đem hấp cách thuỷ cho chín, chia ăn vài lần. Dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh nặng.

Gạo nếp mật ong: gạo nếp 30 gram tán ra bột mịn, nấu thành dạng hồ loãng, chế thêm 30 gram mật ong, chia ăn vài lần trong ngày để dùng cho người miệng khát muốn uống nhiều nước, ăn kém, hay nôn và buồn nôn. Phương thuốc này còn có tác dụng lợi mật, giảm đau, dùng cho các trường hợp có cơn đau quặn gan do giun chui lên đường mật.

Bao tử heo nhồi gạo nếp: cho gạo nếp lượng vừa đủ vào bao tử heo, nướng khô, giã ra làm viên hoàn để ăn hàng ngày. Cách khác, cho thêm vào gia vị các loại, buộc kín miệng, đem hấp cách thuỷ cho thật chín rồi chia ăn vài lần.

Cháo gạo nếp hạt sen: người bệnh mới khỏi, cơ thể suy nhược, lấy gạo nếp, hạt sen lượng vừa đủ, đem nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn sáng và tối.

Gạo nếp tán hoài sơn: gạo nếp 500 gram ngâm nước một đêm, để ráo rồi sao thơm. Hoài sơn 50g, sao vàng. Hai thứ tán thành bột mịn, mỗi sáng dùng 20 – 30g, khuấy đều với nước sôi, thêm chút đường đỏ và hạt tiêu để làm món điểm tâm. Dùng cho những người bị bệnh đường ruột, đại tiện lỏng nát kéo dài, chán ăn, mệt mỏi.

Cháo gạo nếp táo tàu: gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng mà ăn. Ngày ăn từ 1 – 2 lần, giúp trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Gạo nếp sắc với gừng: gạo nếp 20g, sao vàng; gừng tươi ba lát giã nhỏ. Đem hai thứ sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày để chữa nôn mửa không dứt. Cách khác, gạo nếp, mạch môn, đẳng sâm mỗi thứ 12g, bán hạ 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống.

Cháo gạo nếp đậu đen: gạo nếp 100g, đậu đen 30g, hồng táo 30g, đun thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, trị thiếu máu do thiếu sắt.

Gạo nếp trộn hoàng liên, dầu vừng: gạo nếp 100g, nấu thành cơm nếp rồi đốt thành than. Sau đó trộn thật đều với bột hoàng liên (30g) và dầu vừng, bôi chữa chứng chốc đầu ở trẻ em.

Cháo gạo nếp đậu xanh: gạo nếp 100g, đậu xanh 50g, nấu cháo ăn để hỗ trợ điều trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường. Cách khác, hoa gạo nếp (lúa nếp rang cho nổ trắng ra, bỏ vỏ), vỏ lụa cây dâu (vỏ trắng) mỗi thứ 100g, sắc uống.

Cháo gạo nếp nấu suông: còn gọi là cháo hoa (lấy gạo nếp, cho thêm nước vào nấu chín) có tác dụng làm mát ruột cho những trường hợp nặng bụng. Nếu nấu nhừ với chân giò hoặc móng giò heo, lõi thông thảo, đu đủ non và lá sung sẽ giúp làm tăng tiết sữa.

  ThS.BS Hoàng Khánh Toàn
trưởng khoa đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108
Ai không nên ăn nhiều gạo nếp? Gạo nếp còn gọi là noạ mễ, đạo mề, giang mễ, nguyên mễ, là nhân của cây lúa nếp. Thành phần chính gồm có: chất bột 75%, protein 6,7%, chất béo, canxi, phospho, sắt, vitamin B1, PP, axit fumalic, axit butanedioic, cùng đường saccarôzơ, mạch nha... 100 gram gạo nếp cho độ 347kcal. Theo y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn, vị ngọt. Do có tính ấm nên những người mang thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang có sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, trướng bụng không nên dùng gạo nếp. Ngoài ra, chất amilopectin (thành phần tạo độ dẻo của cơm nếp) lại gây khó tiêu. Vì vậy, không nên dùng nhiều gạo nếp cho trẻ nhỏ, người già, người mới bệnh dậy, người tỳ vị quá hư nhược. Nếu muốn ăn, thì tốt nhất là nấu thành cháo.
  Theo SGTT
Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn ngon

trà sữa Thái lam mon ga om chao hat sen tôm hùm xào bơ ga hap nam huong kho ga Bánh pizza cach nấu món kho điều trị lạc bao đường Nau thi bun xao chay nấu chè bắp Phùng đậu đen làm kem chè trái cây tôm xào đậu hũ shushi trái cây gÃƒÆ ham món ăn dưỡng nhan sắc Khó bánh mì mứt dâu tÃÆm banh ngọt cơm chiều ngon cach do banh xeo cách làm củ kiệu ngâm nghiền ngheu xao sa ot bánh chanh dây Thịt bọc trứng chiên xù hấp dẫn các cach nau beefsteak Tự cá lóc kho tộ chè hột sen Bào ngư món ăn xa xỉ cach kho thit ga mieng chien gion cách làm bánh xèo giòn lo vi song Nau chao bo Cá rô phi nước sâm soup gà rau củ lam banh bong lan kem bo bánh chocolate vòng nguyệt quế che cánh gà rán mè Châu chấu rang trộn kem bánh quy cach lam heo rung nuong cach nau muop xao nam há cảo nhân thịt nhong rang ngon món ăn từ thịt heo cach lam nuoc chanh da Tép khô canh chua cá hú ngon lam oc nau chuoi dau vòng 1 quyến rũ gà rang gừng cá chẻm bầu xào trứng gà cá mú hấp xì dầu Thực đơn làm mát ngày hè banh cookies dua trái cây nấu chè cach lam chuoi nêp nuong Chế biến cá điêu hồng Banh khoai mi cá cá trê nướng riềng mẻ vịt nấu khoai môn Vịt nấu khoai môn bù cách làm bánh rán nhân mặn sườn xào ngon cá trê nướng củ sả hình mẫu vương kiệu dá n thá t Cach nau banh canh ruốc cá hồi lÆ Æ i rút chả bò kho tiêu bim bim mì ống công dụng của bia Những phần tốt nhất của rau củ ốc xào me siro man mẹo cắt trái cây bun ngheu doc mung ngon Banh xop Điều doi truong hap nau chao long ngon canh cua đồng ga hap toi cách làm xôi dừa bánh trâng bánh ngọt khẩu phần ăn Khoai tây chiên giòn thit ba chi rang ngon 四方粽子 cuối tuần canh sấu cÃƒÆ kho dua ba đậu dại nấu thịt băm Bò kho thơm sườn cốt lết chiên gà sốt tiêu canh kim chi ngon giảm cân thói quen ăn uống cach làm bò bôp thâu Gỏi bòn bon Thiên hạ đệ nhất gỏi bánh cookies ca cao mousse trà xanh món ăn mùa nóng sốt vang thịt bò Các món goi nấm nấm đùi gà xào tỏi món ngon pho mÃƒÆ t